Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Dinh dưỡng trẻ em Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 1-3 tuổi

Ở lứa tuổi này bữa ăn hằng ngày của bé rất quan trọng. Nên tận dụng sữa mẹ để hỗ trợ thêm cho bé bồi dưỡng cơ thể và chống bệnh tật. 
 
Cố gắng cho trẻ bú đến 18 - 24 tháng. Khẩu phần ăn của trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
Năng lượng
Năng lượng cần đủ cho hoạt động cơ thể của trẻ và để tích luỹ, giúp thúc đẩy sự lớn lên của các tổ chức. ở lứa tuổi này tiêu hao năng lượng của trẻ lớn do trẻ chơi đùa, đi lại chạy nhảy nhiều. Nhu cầu năng lượng ở lứa tuổi này là 110 Kcal/kg cân nặng, ước chừng trẻ nặng khoảng 9 - 13 kg do đó năng lượng cung cấp là 900 - 1300 Kcal. Năng lượng cần được cung cấp đủ qua bữa ăn của trẻ gồm có: chủ yếu là chất bột như bột, cháo, cơm nát; ngoài ra còn có chất đạm, chất béo. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng nên là: đạm 15%, béo 20%, đường bột 65%.
Chất đạm
Chất đạm rất cần cho sự phát triển cơ thể trẻ, đặc biệt là các tế bào não. Với trẻ nhỏ, cần ưu tiên các loại đạm động vật như: thịt, sữa, trứng, cá, tôm... vì chúng có giá trị cao, có đủ các chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, ngoài ra còn giúp cho cơ thể trẻ khỏe mạnh, tăng sức chống đỡ với bệnh tật. Lượng đạm động vật trong khẩu phần ăn của trẻ nên đạt từ 50 - 60%. Tuy nhiên, nếu phối hợp tốt đạm động vật với đạm thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc... ) sẽ tạo nên sự cân đối giúp hấp thu và sử dụng đạm tốt hơn. Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 1 - 3 tuổi là 28 g/ngày. Khi chế độ ăn thiếu đạm sẽ làm cho trẻ chậm lớn, kém thông minh, nhưng nếu cho trẻ ăn quá nhiều đạm cũng không tốt vì gây gánh nặng cho gan, thận. Mặt khác, trong quá trình tiêu hóa, chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm gây thối rữa, độc hại. Trong bữa ăn của trẻ chất đạm chỉ phát huy tác dụng cao khi có đủ năng lượng. Nếu khẩu phần ăn đủ đạm nhưng thiếu năng lượng trẻ vẫn có thể bị suy dinh dưỡng.
Chất béo
Dầu mỡ vừa cung cấp năng lượng cao, làm tăng cảm giác ngon miệng, lại giúp trẻ hấp thu và sử dụng tốt các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K... rất cần cho trẻ. Mỗi bát bột, bát cháo, ngoài các thành phần khác (gạo, thịt, rau... ), cần cho thêm 1 - 2 thìa cà phê mỡ hoặc dầu. Mỡ lợn, mỡ gà rất tốt cho trẻ vì trong thành phần các loại mỡ đó có các chất rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ đã ăn cơm thì nên cho mỡ hoặc dầu vào xào, rán, kho với thức ăn.
Các chất khoáng
Các chất khoáng rất cần cho sự tạo xương, tạo răng, tạo máu và các hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể. Ở lứa tuổi này canxi và phốt pho cần được chú ý để cung cấp đủ cho trẻ, hằng ngày trẻ cần 400 - 500 mg canxi. Canxi có nhiều trong sữa và các loại tôm, cua, ốc, trai... Phốt pho có nhiều trong các loại lương thực, ngũ cốc. Cần có một tỷ lệ thích hợp giữa canxi và phốt pho mới giúp trẻ hấp thu và sử dụng được hai loại khoáng chất này. Tỷ lệ tốt nhất giữa canxi/phốt pho = 1/1,5. Ngoài việc ăn uống đủ, thỉnh thoảng cần cho trẻ ra ngoài tắm nắng tạo điều kiện cho vitamin D hoạt động, giúp cơ thể chuyển hoá tốt canxi và phốtpho. Chất sắt rất cần cho sự tạo máu, sắt còn tham gia vào thành phần nhiều men quan trọng trong cơ thể. Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp 6 - 7 mg sắt qua thức ăn. Nguồn sắt tốt có trong thức ăn động vật là các nội tạng: tim, gan, bầu dục. Nguồn sắt tốt có trong thức ăn thực vật là đậu đỗ và các loại rau có màu xanh sẫm. Sắt có trong thức ăn động vật hấp thu tốt hơn trong thức ăn thực vật nhưng trong rau quả lại có nhiều vitamin C giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt có hiệu quả hơn. Ưu tiên nguồn thức ăn động vật, phối hợp với các đậu đỗ và rau quả nhằm đảm bảo đủ sắt cho cơ thể.
Vitamin
Mọi vitamin đều cần cho trẻ nhưng ở lứa tuổi này người ta quan tâm đến vitamin A và vitamin C. Hai vitamin này rất cần cho sự phát triển bình thường của trẻ, cần cho sự tạo máu, tăng cường sức chống đỡ với bệnh tật. Ở lứa tuổi này nhu cầu vitamin A chính chỉ có trong các thức ăn động vật như trứng, gan... Rau quả có màu vàng, đỏ, da cam vừa là nguồn cung cấp caroten (tiền vitamin A) vừa là nguồn cung cấp vitamin C. Vì vậy, cần cho trẻ ăn rau, quả thường xuyên. 
Nguồn từ viendinhduong.vn 

Thực đơn cho trẻ phần 2

Thực đơn dành cho trẻ từ 6-8 tháng tuổi
 

Bột đậu xanh +  bí đỏ:

Bột gạo tẻ: 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)
Bột đậu xanh: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
Bí đỏ: 4 miếng nhỏ nghiền nát
Mỡ ăn (dầu ăn):  1 thìa cà phê
Nước: 1 bát con

Bột tôm:

Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Tôm biển tươi (bỏ vỏ, giã nhỏ): 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa
Nước 1 bát con

Bột trứng:
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Trứng gà: 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 lòng đỏ trứng chim cút (tương đương với 10gam)
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
Nước: 1 bát con

Bột thịt:

Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Thịt nạc: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê
Nước: 1 bát con

Bột cá:
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Cá quả gỡ bỏ sạch xương: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
Nước: 1 bát con

Bột gan (gan gà, gan lợn):

Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Gan (gà, lợn)  băm hoặc nghiền nát: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
Nước: 1 bát con
       

Thực đơn cho trẻ từ  9-11 tháng tuổi

 

Bột lạc:
Bột gạo tẻ: 25gam (tương đương 5 thìa cà phê)
Lạc rang chín giã nhỏ mịn : 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Rau xanh: 1 thìa cà phê
Nước 1 bát con

Bột đậu xanh+ bí đỏ:
Bột gạo : 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)
Bột đậu xanh: 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)
Bí đỏ: 40g - 4 miếng nhỏ nghiền nát
Mỡ (dầu ăn): 1,5 thìa cà phê
Nước: 1 bát con

Bột cua:
Bột gạo tẻ: 25gam (tương đương 5 thìa cà phê)
Cua đồng: 30gam (tương đương 6 thìa cà phê)
Rau xanh giã nhỏ:  2 thìa cà phê
Dầu ăn: 1 thìa cà  phê

Bột tôm:
Bột gạo tẻ: 25gam (tương đương 5 thìa cà phê)
Tôm tươi ( bỏ vỏ, giã nhỏ): 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
Mỡ (dầu ăn): 1,5 thìa cà  phê
Nước 1 bát con

Bột thịt:
Bột gạo tẻ: 25gam (tương đương 5 thìa cà phê)
Thịt nạc: 16gam (tương đương 3 thìa cà phê)
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà  phê
Nước: 1 bát con

Bột cá:
Bột gạo tẻ: 25gam (tương đương 5 thìa cà phê)
Cá quả gỡ bỏ sạch xương: 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà  phê
Nước: 1 bát con

 Bột gan( gan gà, gan lợn):
Bột gạo tẻ: 25gam (tương đương 5 thìa cà phê)
Gan ( gà, lợn) băm hoặc nghiền nát: 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)
Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà  phê
Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê
Nước: 1 bát con


Thực đơn của trẻ từ 12- 23 tháng tuổi:
(ngày cho trẻ ăn 3-4 bữa)
  

Cháo lạc:
Gạo tẻ 50gam
Lạc rang chín bỏ vỏ giã nhỏ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Rau xanh băm nhỏ: 3 thìa cà phê
Nước vừa đủ

Cháo đậu xanh hoặc đậu đen:
Gạo tẻ 35gam
Đậu xanh hoặc đậu đen: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)
Rau xanh thái nhỏ: 2 - 3 thìa cà phê
Mỡ (dầu ăn): 2 thìa cà phê
Nước vừa đủ

Cháo cá:
Gạo tẻ 40gam
Cá chép luộc chin gỡ xương: 25gam (tương đương 5 thìa cà phê)
Rau xanh thái nhỏ: 2 - 3 thìa cà phê
Mỡ (dầu ăn) : 1,5 thìa cà phê
Nước vừa đủ

Cháo tôm:
Gạo tẻ 40gam
Tôm bóc vỏ giã nhỏ: 25gam (tương đương 5 thìa cà phê)
Rau xanh thái nhỏ: 2 - 3 thìa cà phê
Mỡ (dầu ăn): 2 thìa cà phê
Nước vừa đủ

Cháo trứng:
Gạo tẻ 40gam
Trứng gà: 1 quả
Rau xanh thái nhỏ: 2 - 3 thìa cà phê
Mỡ (dầu ăn): 2 thìa cà phê
Nước vừa đủ

Cháo thịt (thịt lợn, thịt gà, thịt bò):
Gạo tẻ 50gam
Thịt gà ta: 25gam (tương đương 5 thìa cà phê)
Rau xanh thái nhỏ: 2 - 3 thìa cà phê
Mỡ (dầu ăn): 2 thìa cà phê
Nước vừa đủ

Cháo lươn:
Gạo tẻ 40gam
Lươn: 25gam (tương đương 5 thìa cà phê)
Rau xanh thái nhỏ: 2 - 3 thìa cà phê
Mỡ (dầu ăn): 1,5 thìa cà phê
Nước vừa đủ

Thực đơn cho trẻ 7 – 9 tháng tuổi (Phần 1)

Khi được 7 – 9 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé đã đa dạng hơn trước rất nhiều. Các mẹ có thể tham khảo một số thực đơn dưới đây để giúp bé yêu có được những món ăn ngon miệng và giàu dinh dưỡng hơn.


1.    Lòng đỏ trứng

Nguyên liệu: Các loại trứng: gà, vịt.

Cách làm: Cho trứng vào nồi luộc chín. Bóc trứng chỉ lấy lòng đỏ. Nghiền nát trứng, trộn với một ít nước canh là được.

Dinh dưỡng: Hàm lượng protein và chất sắt trong trứng tương đối cao.

Công dụng: Protein và chất sắt có lợi cho sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể.

Cách cho ăn: Không nên để trứng quá khô, để trẻ dễ ăn. Trước tiên, bắt đầu cho ăn từng ít một (1/8 lòng đỏ trứng), sau đó tăng dần, đến 8, 9 tháng có thể ăn cả 1 lòng đỏ trứng. Cho ăn từ từ, không nên vội vàng. Sau khi ăn xong cho trẻ uống vài thìa nước.

2.    Súp rau

Nguyên liệu: Rau có màu xanh, cà rốt, khoai tây, đậu Hà Lan.

Cách làm: Rau xanh rửa sạch thái nhỏ, cho muối và một ít nước nấu chín hoặc cho nấu lẫn với cháo đều được. Cà rốt, khoai tây, đậu Hà Lan rửa sạch, đun chín với một ít nước, sau đó dùng thìa canh nghiền nhỏ là được. Hoặc có thể nghiền nhỏ rồi cho vào đun lẫn với cháo.

Dinh dưỡng: Hàm lượng vitamin A trong cà rốt rất cao, hàm lượng vitamin C trong khoai tây cũng khá cao, hàm lượng protein trong đậu Hà Lan cũng  vậy. Hàm lượng can xi, vitamin A trong rau cải xanh cũng rất đáng kể.

Công dụng: Có lợi cho việc tạo máu, thông đại tiểu tiện và sự phát triển của cơ thể, đồng thời cũng có tác dụng bảo vệ niêm mạc da.

Cách cho ăn: Lần đầu chỉ làm với 1 loại rau sau đó tăng dần, lượng cho ăn từ 1 thìa canh tăng dần lên đến 6 – 8 thìa canh mỗi ngày.

Chú ý: Phải chế biến với các loại rau tươi để đảm bảo giá trị dinh dưỡng.

3.    Gan, thịt hấp

Nguyên liệu: Gan lợn, gà, thịt lợn nạc.

Cách làm: Gan hoặc thịt nạc rửa sạch, cắt bỏ gân. Đặt thịt nạc hay gan lên thớt, dùng thìa i-nốc nạo lấy một lượng gan (hay thịt) đủ dùng. Cho chỗ thịt (hay gan) đã được nạo nhỏ đó vào bát, trộn với một chút nước và muối rồi cho vào nồi hấp chín hoặc cho vào nấu chín cùng với cháo.

Dinh dưỡng: Hàm lượng protein vitamin B1, B2 trong thịt nạc tương đối cao. Hàm lượng vitamin A, chất sắt và protein trong gan cũng cao.

Công dụng: Thúc đẩy sự phát triển.

Cách cho ăn: Bắt đầu từ một thìa nhỏ, tăng dần lên nhưng nhiều nhất mỗi ngày cũng không nên quá 2 thìa canh. Tốt nhất là nên chế biến bằng một thứ thịt hoặc gan, sau khi đã quen mới cho thêm loại khác.

4.    Trứng hấp

Nguyên liệu: Trứng gà hoặc vịt.

Cách làm: Đập cả quả trứng vào bát, dùng đũa đánh tan, thêm một chút muối. Cho một chút nước lạnh vào rồi đánh đều lên. Cho vào nồi hấp chín là được.

Dinh dưỡng: Hàm lượng Protein, chất sắt trong trứng tương đối cao.

Công dụng: Thúc đẩy sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể.

Cách cho ăn: Bắt đầu ăn chỉ nên khoảng 1 thìa canh, dần dần tăng lên cả quả.

Chú ý: Trứng sau khi đánh tan, cho thêm chút nước vào, dùng đũa đánh đều lên, tránh không để lòng trắng bị lắng dưới đáy bát và cứng lại.


5.    Mì nui tôm tươi


Nguyên liệu: Nửa gói mì ống; Tôm tươi bóc vỏ 12g; Thịt lợn 90g; Rau cải trắng: 6 cây; Hành, dầu sa lát, muối, mì chính vừa đủ.

Cách làm: Cho nước vào nồi đun sôi, cho mì vào, thêm một chút muối, đun trong vài phút, sau khi chín mềm thì vớt ra, cho vào nước nguội rồi đổ ra, để ráo. Rửa sạch tôm, hành rửa sạch, cắt nhỏ, thịt lợn thái chỉ, rau cải trắng cắt khúc. Cho dầu sa lát vào chảo đun sôi, cho hành và thịt vào, đảo dậy mùi thơm. Cho nước vào nồi đun sôi rồi cho mì vào. Cho tôm, rau cải vào nồi. Chờ sau khi mì sôi thì cho mì chính, muối vào là được.

Chú ý: Dung tích 1 cốc nước tương đương với 150ml.

6.    Mì thịt

Nguyên liệu: Mì sợi: 1 gói; Tôm tươi bóc vỏ: 120g; Thịt lợn: 120g; Rau cải trắng: 6 cây; Rau cần: 2 cây; Hành, dầu, xì dầu, muối, mì chính vừa đủ.

Cách làm: Sau khi đun sôi nước trong nồi, cho mì sợi vào cùng với một chút muối, chờ sau khi chín mềm vớt ra, bỏ vào nước lạnh rồi đổ ra để ráo. Rửa sạch tôm, thịt, rau cải, hành, rau cần. Thịt lợn thái chỉ, rau cải xắt khúc, hành, cần thái nhỏ. Dầu cho vào chảo nóng lên thì cho hành và thịt vào chảo, xào dậy mùi thơm, sau đó cho một chút xì dầu vào cho dậy mùi. Cho nước vào nồi, sau khi nước sôi thì cho mì đã chín vào. Cho tôm, rau cải vào nồi, sau khi sôi lên thì cho muối, mì chính và rau cần vào là được.

7.    Miến đậu xanh

Nguyên liệu: Đậu xanh: 1 cốc; Miến: 1 nắm; Đường trắng một ít.

Cách làm: Miến rửa sạch, đậu xanh vo và ngâm cho nở mềm. Cho đậu xanh vào nồi cùng với nước và đun sôi. Đun đậu xanh trong 8 phút. Cho miến vào nồi. Cho đường vào là ăn được.


8.    Miến thập cẩm

Nguyên liệu: Miến đủ ăn; Thịt lợn: 90g; Tôm tươi bóc vỏ: 60g; Hàu: 90g; Mực tươi: Nửa con; Rau cải trắng: 6 cây; Rau cần: 2 cây; Hành, dầu ăn, tỏi khô, xì dầu, muối, mì chính vừa đủ.

Cách làm: Rửa sạch miến, thịt, rau, hàu, tôm. Thịt, mực thái chỉ, hành thái nhỏ, tỏi đập đập, rau cải cắt khúc. Cho dầu vào chảo, sau khi đun nóng thì cho hành, tỏi, thịt vào chảo phi dậy mùi, sau đó cho một chút xì dầu vào. Cho nước vào nồi, sau khi nước sôi cho hàu, mực, tôm, miến vào nồi. Sau khi đun sôi lại thì cho rau cải, muối, mì chính, rau cần vào là được

9.    Canh mì gạo

Nguyên liệu: Mì gạo: 300g; Thịt lợn: 90g; Tôm nõn: một ít; Rau hẹ: 6 cây; Hành, dầu ăn, xì dầu, muối, mì chính vừa đủ.

Cách làm: Rửa sạch thực phẩm. Thịt lợn thái chỉ, hẹ xắt khúc, hành thái nhỏ. Sau khi đun dầu trong chảo nóng lên thì cho hành, tôm nõn, thịt lợn vào xào dậy mùi thơm và nhỏ vài giọt xì dầu vào. Cho nước vào nồi, nước sôi cho mì gạo vào đun sôi lại rồi cho hẹ, muối, mì chính vào là được.

Nguồn từ mangthai.net và ảnh Joe. Mình ko ăn cắp bản quyền đâu nhớ, thấy bài viết hay nên copy về web làm kinh nghiệm nấu nướng cho con. Đừng có kiện mình nha, sợ đi tù lắm, em còn mẹ già chồng và con thơ nữa ạ.

Chữa sổ mũi cho bé yêu bằng phương pháp dân gian

Hôm qua tự dưng Joe bị sổ mũi, phải chăng mẹ đã ko giữ ấm cho con đúng cách, mẹ rất lo lắng. Mẹ đã nhỏ nước muối liên tục mà ko ăn thua. Mẹ tìm thấy nhiều bài viết cách chữa sổ mũi bằng pp dân gian, ko biết cách nào hiệu quả với Joe đây hu hu.
1. Ăn cháo hành, tía tô: Cháo hành, tía tô thường là bài thuốc chưa cảm cúm quen thuộc cho người lớn. Bài thuốc này cũng tốt với trẻ. Mẹ lưu ý thái nhuyễn rau cho bé dễ nuốt.

2. Cho bé uống tinh dầu tỏi: Để tỏi bớt hăng, mẹ có thể nướng tỏi lên rồi giã nhuyễn thêm nước cho bé uống hoặc thêm tỏi vào bữa cháo của bé cũng có tác dụng.

3. Từ lâu, dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn (còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum conyzoides).

Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng. Người ta hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.
Cách sử dụng: Chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.
Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác (loại trừ trước các khối u mũi xoang) và hướng dẫn cách theo dõi khi tự dùng thuốc ở nhà.

4. Kinh nghiệm của các mẹ trên diễn đàn:
Bơm nước muối
-Mua chai nước muối 9 phần nghìn (500ml) và một bơm tiêm( các mẹ bỏ kim tiêm đi nhé, dùng một vật nhọn chọc thủng phần nắp)
-dùng bơm tiêm hút nước muối ra cho vào một cốc sạch hâm nóng lên thì tốt hơn (Cho vào cốc nước nóng, hoặc vào lò viva nhé, các mẹ nhớ là chỉ hơi ám thôi cho khỏi lạnh mũi).
-Cho con nằm nghiêng bơm đều hai bên, nước muối từ mũi này chảy sang bên kia.
Cách này hơi dã man một chút nhưng rất hiệu quả đấy các mẹ ạ ( Chỉ sợ thời gian đầu thôi, sau đó quen dần như vệ sinh răng miệng vậy)! Mỗi ngày hai lần, nếu bị viêm ngày 3-4 lần, bé nào biết hỉ mũi ra sau khi bơm là rất tốt đấy.
Bây giờ ngày nào mình cũng vệ sinh mũi cho các cháu bằng cách đấy khoảng 1 tháng nay không thấy các cháu bị hắt hơi sổ mũi nữa! Các mẹ hãy áp dụng thử nhé.

Nhỏ nước muối pha tinh dầu tỏi
  Con nhà mình mà sổ mũi, mình hay pha nước tỏi loãng vào lọ nước muối sinh lý nhỏ mũi 2 lần / ngày là khỏi.
Nhưng nhớ phải là cực kỳ loãng nhé. (ép sơ 1/4 tép tỏi nhỏ rồi đổ lọ nước muối sinh lý vào, sau đó lọc bỏ tỏi, đổ lại nước trong vào lọ, nhỏ).
Lần gần đây mình đổ vào cái máy xong mũi họng và xông. Thấy rất hiệu nghiệm.

Hút mũi
Viêc chữa cho Bé đòi hỏi phải thật kiên trì. Mình có vài kinh nghiệm chữa cho con trai như sau: - Quan trong nhất là hạn chế dùng kháng sinh và thuốc tây: những loại này ko điều trị tận gốc nên sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, càng ngày bé sẽ bị càng nặng. - Buổi sáng và tối (trước khi đi ngủ) bạn lấy hút mũi 2 vòi (1 vòi cho vào mũi cháu, 1 vòi vào miệng mẹ) vừa hút vừa bơm nươc muối sinh lý, tức là phải tạo ra dòng nước tử bên mũi nọ sang mũi kia để hút hết đờm mũi cho bé. Nhớ là nước muối phải ngâm ấm (nếu dùng nước lạnh muối bé càng ngạt thêm), bạn bơm khoảng 2-3 lọ nước muối con/lần cho đến khi hết cả đờm. Bạn có thể đến khám ở nhà bác sĩ PHẠM THẮNG (Phố Đoàn Như Hài) để tham khảo cách hút mũi, sau đó về tự làm. Bác sĩ Thắng học từ Mỹ về và rất ít khi dùng thuốc cho trẻ con, bạn cũng nên hỏi tư vấn thêm bác sĩ. - Buổi tối sau khi hút mũi xong, bạn mua nhiều cứt lợn hoa tím, rửa sạch, đun nước xông mũi cho bé. làm 1 cái phễu = bìa để bé hít hơi nóng (20-30 phút). việc này đặc biệt tốt trong thời tiết lạnh. - Không nên dùng bất kỳ loại thuốc nhỏ mũi nào khác ngoài nước muối sinh lý - Nếu bé bị ngạt mũi, bạn nên kê đầu cao cho bé khi ngủ, bôi 1 ít dầu gió vào ngực áo để bé hít cho dễ thở. - Nếu thời tiết nóng (mùa hè), nên cho bé chơi ngoài nắng, ánh nắng rất tốt để diệt vi khuẩn, vi rút - Dùng húng chanh+ mậtt ong, Phật thủ + mạch nha, ....kèm thêm để tránh viêm họng - Trong trường hợp bé ho nhiều, bạn có thể dùng thuốc nam (17 Trần Xuân Soạn) để tiêu đờm. - Giữ ấm tay, chân, mũi cho bé nhất là khi ra đường Sau 1 thời gian làm như trên, bé sẽ tăng sức đề kháng và sẽ bị ốm ít đi.

Nhỏ nước muối thường xuyên
Kinh nghiệm chữa sổ mũi cho bé nhà mình là nhỏ khoảng 10 lần nước muối sinh lý 1 ngày vào mũi bé. Mỗi lần nhỏ xong (đặt bé nằm hơi dốc đầu để nước muối chưa chảy ngược vào họng), chờ vài phút rồi lấy ống hút dịch mũi cho bé thật sạch, sau đó nhỏ tiếp vài giọt.
Nước muối có tác dụng vệ sinh sạch hốc mũi, có thể nhỏ trực tiếp vào miệng để bé uống theo đường họng cũng OK, vì nếu bạn để dịch mũi đặc lại, bé phải thở bằng miệng là dẫn đến viêm họng ngay. Mình toàn dùng pp này để tránh bé phải uống KS, cứ hơi hắt hơi, chảy nước mũi là mình áp dụng luôn, sau vài ngày là mũi bé bình thường.
Mua lọ nước muối nhỏ NaCl dùng cho bé trong mùa này khá tốn, vì thế mình mua chai nước muối to (dịch truyền), chưa đầy chục nghìn mà dùng thoải mái luôn. Nếu bạn dùng thì nhớ mua 1 ống tiêm nhé, để hút nước muối từ chai to sang lọ nhỏ dùng cho tiện.

Các mẹ ơi, mình thấy thuốc nhỏ mũi 9% của Pháp rất hiểu quả đối với các bé bị sổ mũi lâu ngày. Em bé nhà mình bị sổ mũi hơn một tháng, đi khám bác sĩ hai lần, bác sĩ cho uống ba bốn loại thuốc tuy nhiên chưa uống kháng sinh thì bé vẫn không khỏi được. Mình mua thuốc nhỏ mũi 9% của Pháp nhỏ cho em bé thì hiệu quả tức thời, giảm sổ mũi trông thấy, khoảng 2 ngày thì khỏi hắn. Các mẹ thử xem sao nhé.

Mình vừa được người bạn mách cho dùng cây hoa cứt lợn để chữa viêm mũi trẻ em, rất hiệu quả các mẹ nhé. Mua cây hoa ở chợ Ngọc Hà, cây có hoa tím hiệu quả hơn hoa trắng, giã nhỏ + 1 chút nước muối nhỏ mũi 0.09% rồi cho vào lọ thuỷ tinh để trong tủ lạnh. Khi nào bé bị chảy mũi, lấy ra lọ nước muối sinh lý rồi nhỏ cho bé (nhớ để hết lạnh). Thông thường nhóc nhà tớ hay nhà bạn tớ đều giống nhau ở khâu: sổ mũi -> viêm họng-> kháng sinh, nếu đáp ứng thuốc thì dừng còn không tiếp viêm phế quản. Hầu như tháng nào cũng thế, có tháng 2-3 lần, kháng sinh liên tục, liên tục. Bạn tớ dùng cây hoa cứt lợn hiệu quả nên tớ đang học tập tiếp đấy. Lưu ý là khi nhỏ mũi cho bé thì hơi sót nhé.

 Mua hút mũi cho con
Ngày trước bé đầu nhà mình mới 12 ngày tuổi đã bị sổ mũi, đi Nhi đồng 1 khám, bác sĩ cho kháng sinh uống rồi hẹn 3 ngày sau tái khám, rồi tái khám rồi lại cho thuốc, ....Lần cuối sau 9 ngày mình hoảng quá hỏi bác sĩ tại sao uống thuốc hoài mà bé không hết, vì ngồi chờ khám ở bv, thấy có nhiều bé ban đầu chỉ bị sổ mũi đơn thuần lâu quá không khỏi mà gây ra viêm phổi, Viem PQ. Chị bác sĩ mới nói nếu em cho uống thuốc mà không chịu hút mũi cho bé thì sao mà khỏi...Thế là đi mua ngay cái hút mũi, lần sau bé mới vừa chớm sổ mũi, mình cho bé uống thuốc, nhỏ nứoc muối rồi "đè" mũi con ra mà hút...kết quả thấy bé nhanh khỏi lắm, vài dòng chia sẽ với các mẹ, chúc các mẹ vui, các bé mau khỏe nhé...

Thật là nhiều kinh nghiệm quý báu. Mẹ Joe cám ơn tất cả các mẹ đã chia sẻ kinh nhiệm nuôi con trên internet. Tuy rằng mình ko biết các mẹ là ai, nhưng mình rất biết ơn các mẹ. Mình sẽ thử cho Joe! Tóm lại là sẽ phải hút mũi, nhỏ nước muối sinh lý, nếu ko khỏi thì dùng hoa cứt lợn. Còn dùng tinh dầu tỏi thi sao nhỉ??? Và cả cái cách bơm nước muối, tuy hơi dã man nhưng mình thấy ấn tượng quá. Ôi Joe ơi là Joe!

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Sườn heo sốt chua ngọt ăn kèm xu hào cà rốt muối xổi

Lâu lâu ko ăn sườn chua ngọt lại thèm, Cho thêm ít ớt sa tế cho có vị cay cay. Món này ăn kèm với dưa xu hào cà rốt muối xổi mới dễ ăn làm sao.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Tủ thuốc của Joe

Xin chào các mẹ, trộm vía bé Joe nhà mình từ lúc đẻ ra tới giờ chưa ốm đau lần nào, mẹ Joe thấy may mắn lắm ý. Bé nhà mình phải dùng đúng 2 gói hạ sốt vì mọc răng. Bé Joe sắp tròn 9 tháng rồi. Tủ thuốc nhà mình mới có: Efferalgan hồng loại cho baby, miếng dán hạ sốt, lá húng chanh và nước phật thủ. Mùa đông vừa rồi Joe được mẹ cho uống lá húng chanh với đường phèn để phòng ho. Mẹ Joe thấy khá hiệu quả. Trên mạng có rất nhiều bài thuốc phòng và chữa ho bằng cây nhà lá vườn hay như húng chanh rồi phật thủ, hạt chanh... Từ thực tế người thực việc thực, mẹ Joe thấy dùng lá húng chanh là dễ uống nhất vị thanh ko đắng như quả phật thủ, khi đun lên với đường phèn vị hơi ngọt phào phào bé nhà mình rất thích. Các mẹ nhanh sắm cho nhà mình cây húng chanh để giúp con ko bị ho hắng dùng thuốc kháng sinh nhé. Bé thế này mà dùng kháng sinh thì hại dạ dày lắm lắm. À mẹ Joe suýt quên còn 1 cái nữa đó là cùi bưởi hình như cũng chữa ho long đờm, nhà mình hay ăn bưởi lấy cùi cho bé ngặm vừa đỡ ngứa lợi lại đỡ khò khè nhỉ.

Dưới đây là vài bài thuốc liên quan đến cây húng chanh, các mẹ tham khảo nhé:
Cây húng chanh còn có tên gọi khác là cây rau tần. Theo Đông y, húng chanh có vị chua the, thơm hăng, tính ấm, không độc, đi vào phế, có công dụng giải cảm, trục hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, tiêu độc…
Trị chứng lạnh phổi phát ho: Lấy 20 - 30g lá húng chanh tươi rửa sạch sắc với 600ml nước, còn 150ml thì chia làm ba, uống trong ngày. Khi uống đun lên cho ấm, rất hiệu nghiệm.
Cây húng chanh còn có tên gọi khác là cây rau tần. Theo Đông y, húng chanh có vị chua the, thơm hăng, tính ấm, không độc, đi vào phế, có công dụng giải cảm, trục hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, tiêu độc…
Trị chứng lạnh phổi phát ho: Lấy 20 - 30g lá húng chanh tươi rửa sạch sắc với 600ml nước, còn 150ml thì chia làm ba, uống trong ngày. Khi uống đun lên cho ấm, rất hiệu nghiệm.
Phòng ho và chữa ho cho trẻ sơ sinh: lấy 5-->10 lá húng chanh hấp cách thủy với đường phèn, đổ sâm sấp nước đung trong vòng 15 phút thấy ngả màu nâu để nguội uống dần trong 2 ngày, nhớ cất trong tủ lạnh ( baby dưới 1 tuổi); hoặc thay đường phèn bằng mật ong ( đối với baby trên 1 tuổi) . Ngày uống 4 hoặc 5 lần, mỗi lần 3,4 thìa cà phê. Áp dụng ngay khi thấy trẻ bắt đầu có biểu hiện ho, bé nhà mình áp dụng trộm vía đều rất hiệu quả.
 Mình tham khảo tài liệu của viện dinh dưỡng.

Phở xào

Cuối tuần mẹ Joe đổi bữa với phở xào. Ăn xong 1 đĩa no nê đến tận sáng.

Bí ngô xào bơ tỏi

Nhớ ngày xưa cụ nội hay nấu canh bí ngô, mẹ Joe ra chợ lại nhớ món canh vừa ngon vừa ngọt. Mẹ mua 1 miếng về vừa nấu canh vừa xào tỏi. Vị ngọt ngọt bùi bùi ngậy ngậy của bí ngô quyện với bơ và tỏi thật hấp dẫn.

Noel 2011 với bánh Butter Cake

Lần đầu tiên mẹ Joe học làm bánh của bà nội Joe. Một cảm giác sung sướng vi làm được chiếc bánh đầu tiên. Tranh thủ lúc Joe đang ngủ mẹ Joe đã làm xong mẻ bánh đầu tiên cho Noel.

Giả bánh Đúc nóng

Mẹ Joe mua gói bột làm bánh cuốn về hí hửng làm bằng chảo chống dính. Nhưng thất bại vì chảo dính quá. MẸ Joe chế thành món giả bánh đúc nóng, ăn nóng hổi ngon tuyệt. Món này đúng là món ăn chơi, ăn no nê nhưng vẫn thấy nhẹ bụng hì hì.

Trứng Muối

Đầu năm mẹ Joe học được món mới Trứng muối dễ ơi là dễ hi hi. Ông ngoại Joe ăn trứng muối với cháo trắng khen ăn vào quá. Bố mẹ Joe bận quá vẫn chưa thưởng thức được món trứng muối.

Sườn heo chua ngọt

Ngày trước hai vợ chồng thỉnh thoảng hay ăn món sườn heo nướng wor quán 123, họ nấu rất mềm thơm và ngon. Về nhà mẹ Joe làm thử chưa ra vị ấy nhưng ăn cũng được hì.

Bún Riêu Ốc

Cuối tuần đổi món với bún riêu ốc, mẹ Joe và bố Joe đều thích. Bố Joe động viên mẹ khen  ngon ăn 2 tô rồi vẫn muốn ăn nữa hi hi.

Chả mực

Mẹ Joe đi tới đầu chợ thì gặp ngay bà bán mực. Loại mực ống nhỏ thịt dày, các bà các mẹ lao tới mua nhiều như tên bắn. Mẹ Joe cũng bon chen ngắm nghía chọn chọn nhấc lên đặt xuống. Lúc đầu mẹ Joe chỉ định làm món thịt nhồi mực chiên thôi, có một bác bảo là mua mực này về làm chả mực ăn ngon lắm. Mẹ Joe học cách làm chả mực đó rồi về làm, đúng là món chả mực chả giống ai, nhưng được cái thơm và ngon. Món này đối với mẹ Joe là ngon lắm lắm.

Ô mai mận

Món mận này là của để dành, mẹ Joe mua mận chín về ngâm rồi khi quả mận thơm và giòn ko còn vị chua nữa thì mẹ Joe đem ra làm ô mai. Đây là món mận xào gừng, ăn rất thơm, dai dai, giòn giòn, cái vị của nó thì ko lẫn vào đâu được. Quả là tiết kiệm, sạch sẽ và ngon phải ko nào.

Các loại dưa nhà mình hay ăn

Bữa cơm nhà mình hay có cà và dưa ăn với cơm cho đỡ ngấy. Nhưng từ dạo mình học được món sung muối và dưa món của chị Balua, thực đơn nhà mình đẫ gạch cà ra khỏi thực đơn, vì ăn cà rất độc. Vị chua chua cay cay ngọt ngọt, lại giòn nữa ăn với cơm chan canh thật là dễ ăn.

Đâu sốt cà chua

Lâu lâu đi chợ ko biết ăn gì, lượn lên lượn xuống nhìn cái gì cũng ngán. Mẹ Joe chán thịt rồi mua đậu về sốt cà chua ăn nóng hổi, vậy mà đưa cơm ra phết.

Mứt Dâu Tây

Minh ko thích ăn ngọt nhưng ham học món mới. Mứt dâu tây có lẽ là loại mứt thơm và ngon, dễ ăn nhất ý nhỉ. Có lẽ cũng tùy khẩu vị của mỗi người. Mẻ Strawberry Jam của mình đã ra lò.

Nồng nàn Caramen

Làm Caramen dễ mà cũng khó, bởi cùng công thức như thế nhưng khi hấp lên có mẻ bị lỗ chỗ có mẻ nát. Mẻ caramen đầu tiên ra lò của mình cũng ko đến nỗi nào nhỉ hi. Sau này Joe lớn mẹ sẽ làm cho Joe ăn.

Thịt gà hầm hạt dẻ

Hạt dẻ bây giờ phải đổi tên thành " Hạt đắt" ý nhỉ hí hí. Không hiểu sao hồi mang bầu Joe nhiều người khuyên mình nên ăn hạt dẻ vì tốt cho baby. Thay vì luộc, mình đã học được 2 món mới là gà hầm hạt dẻ và mứt hạt dẻ. Món gà hầm hạt dẻ thì ăn với bánh mỳ ngon ơi là ngon, béo béo ngậy ngậy lại rất bùi nữa. Còn mứt hạt dẻ ngọt quá mình ko thích lắm. Nhưng mà vui vì học được món mới vừa dễ vừa ngon.

Khoai tây nghiền ăn với bò bít Tết

Ra Tết ăn món gì cũng ngán, nhìn cơm cũng thấy sợ. Mẹ Joe đổi bữa với khoai tây nghiền bơ và bò bít Tết. Trộm vía bố Joe khen ăn thịt bò bít tết gần giống vị ở viện Goethe, nên mẹ cháu sướng ơi là sướng hi hi.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Ngao hấp cay

Cuối tuần ra chợ mua ngao về nấu canh, thế nào lại mang ra hấp cay. Mọi người ăn ai cũng khen cay và giống vị ở quán SVLC ở Giảng Võ.

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Miến xào cua

Mẹ Joe thích ăn miến xào cua, nhưng cua mua ở chợ mắc quá mà lại toàn vỏ thôi. Vì vậy mẹ Joe ra siêu thị mua thịt ghẹ đông lạnh về xào. Ấy vậy mà vẫn thơm ngon lạ lùng và lại tiết kiệm thời gian và xiền nữa.
Hôm trước ra hàng ăn hải sản, mẹ Joe có gọi miến xào cua. Mẹ Joe phát hiện ra chiêu bán hàng của họ là xào miến với lòng trắng trứng gà làm giả thịt cua hix hix. Mặc dù ăn vẫn ngon nhưng lần sau mẹ Joe ko gọi món đấy nữa, về nhà tự làm tự ăn.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More