Các bé có đờm do bị viêm nhiễm vùng họng và amidan
nhưng lại không biết tự khạc đờm ra bằng cách nào. Bố mẹ hãy giúp bé
“trị” đờm cho bé bằng chanh và mật ong, an toàn lại hiệu quả.
Cách làm:
- Pha 2 thìa cafe mật ong với 1/4 đến 1/3 quả
chanh tươi cùng 5 thìa cafe nước lọc. Mẹ nếm hộ bé, chỉ cần vừa miệng,
không ngọt và không chua quá.
- Buổi sáng khi bé ngủ dậy, cũng là lúc bụng bé đói
nhất và chưa ăn gì, các mẹ cho bé uống khoảng 100ml nước lọc. Sau đó cho
bé uống hỗn hợp mật ong chanh nói trên.
- Sau khi bé uống hỗn hợp mật ong chanh, tuyệt đối không cho các bé ăn hoặc uống gì thêm để cho mật ong chanh ngấm vào họng.
- Tiếp đó các mẹ nên bế bé ngồi khoảng 15 đến 20
phút. Bé sẽ ho để long đờm. Khi bé ho mẹ nên bế bé trong lòng đầu hơi
cúi xuống và khum bàn tay vỗ vào dưới gáy bé để long đờm. Các bé sẽ nôn
hết chỗ đờm trong họng.
Lưu ý: Bài thuốc dân gian này có tác dụng tốt nhất
vào buổi sáng, khi bé chưa ăn gì. Nếu mẹ nào áp dụng bài thuốc này cho
bé trong ngày, bé sẽ bị nôn trớ ra hết thức ăn.
Sau khi nôn trớ ra đờm, bé sẽ ra nước mũi. Lúc đó, các mẹ mới nên nhỏ thuốc mũi, hút sạch mũi, đánh tưa miệng, cho bé uống chút nước lọc. Sau đó, bé có thể ăn uống được bình thường.
Đối với bài thuốc long đờm bằng mật ong và chanh, các
mẹ chỉ cần cho con dùng đến khi nghe thấy con hết đờm. Thông thường bé
sẽ hết đờm chỉ khoảng 2 đến 3 ngày thôi. Nếu các mẹ dùng bài thuốc này
lâu, sẽ tạo cho bé thói quen nôn trớ nhiều.
Theo Afamily
Cách làm phật thủ chưng mạch nha:
Phật
thủ mua về rửa sạch sẽ bằng bàn chải, ngâm nước muối khoảng 30phút,
thái lát mỏng, đổ mạch nha lên trên với tỉ lệ 1:1, cho vào nồi chưng
cách thủy, đậy đĩa lên miệng bát cho nước khỏi rơi vào bát phật thủ. Sau
khoảng 1h30 phút, khi thấy miếng phật thủ trong lại thì chắt nước ra,
đổ vào chai, cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Bảo quản: để trong ngăn mát tủ lạnh dung trong khoảng 3 tháng, ngăn đá sẽ được lâu hơn
Cách dùng:
Độ tuổi của bé:
+ Từ 0-6 tháng: mỗi lần uống từ 3-5ml
+ Từ 6 tháng – 1 tuổi: mỗi lần uống 5ml
+ Từ 1 tuổi đến 2 tuổi: mỗi lần 5-10ml
+ Trên 2 tuổi: mỗi lần 10 đến 15ml
Số lần dùng:
- Để dự phòng ho: mỗi ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ vào buổi tối
- Để chữa ho: Mỗi ngày uống 3, 4 lần
QUẢ PHẬT THỦ - VỊ THUỐC NHIỀU TÁC DỤNG
Trái phật thủ khá to, có mùi thơm đậm đà thầm kín, để lâu vẫn giữ được mùi thơm. Người Trung Quốc xưa thường dùng phật thủ làm quà mừng thọ hoặc quà biếu, thậm chí cùng để lâu trong nhà với nấm linh chi cho mùi hương phảng phất mãi không tan. Quả và hoa phật thủ đều có thể dùng làm thuốc. Quả phật thủ chẳng những có thể dùng làm thuốc, làm mứt mà còn là thứ quả đẹp dùng trong trang trí, trưng bày.
Phật thủ là loài cây gỗ nhỏ thường xanh, lá khá dày, hình bầu dục, cành có gai ngắn cứng nhọn; cành già màu xanh xám, cành non hơi tím. Cây mỗi năm nở hoa 2-3 lần. Hoa phật thủ màu trắng, quả chín vàng óng. Quả, hoa và lá phật thủ đều chứa dầu bay hơi, có thể chưng cất thành hương liệu cho thuốc lá cao cấp, hương liệu chè và nước hoa.
Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu, thư can, chống nôn, thường được dùng điều trị các chứng can vị không điều hòa, khí trệ, dạ dày đau, khó chịu trong ngực bụng, kém ăn, nôn mửa... Trong lâm sàng, Đông y thường dùng phật thủ phối hợp với thanh bì, xuyến luyện tử để chữa can khí uất kết dẫn đến đau vùng dạ dày; phối hợp với trúc như, hoàng cầm trị nôn mửa khi thai nghén; phối hợp với giáng hương, trầm hương, kê nội kim chữa chứng nôn ợ, làm dễ tiêu, điều hòa chức năng dạ dày...
Y học hiện đại qua nghiên cứu đã cho thấy, phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, axit hữu cơ, dầu chanh, glucoxit, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu...
Ngoài ra, hoa phật thủ cũng là vị thuốc Đông y rất tốt, tính ấm, vị hơi đắng, có tác dụng lợi tỳ vị, trị nôn và các chứng bệnh như quả phật thủ, lượng dùng cũng tương tự. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều phật thủ sẽ bị hao tổn khí, người hư nhược kiêng dùng.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng phật thủ
- Đau lạnh bụng: Phật thủ khô 15 gam, gạo rang thơm 30 gam, sắc uống ngày ba lần.
- Ho nhiều đờm: Phật thủ 30 gam, đường phèn 15 gam, hấp cách thủy nửa giờ, ngày ăn một lần.
- Ợ hơi: Vỏ phật thủ tươi 30 gam thái lát, sắc uống.
- Đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30 gam, đương quy 6 gam, gừng tươi 6 gam, rượu gạo 30 gam, cho nước vừa phải, sắc uống.
- Phụ nữ bạch đới ra nhiều: Phật thủ 30 gam, lòng lợn non 3 thước (1 mét), ninh ăn.
- Đau bụng do can khí, vị khí kém: Phật thủ 9 gam, thanh bì 9 gam, xuyên luyện tử 6 gam, sắc uống ngày 2 lần.
- Chữa say rượu: Phật thủ tươi 30 gam sắc uống
Trái phật thủ khá to, có mùi thơm đậm đà thầm kín, để lâu vẫn giữ được mùi thơm. Người Trung Quốc xưa thường dùng phật thủ làm quà mừng thọ hoặc quà biếu, thậm chí cùng để lâu trong nhà với nấm linh chi cho mùi hương phảng phất mãi không tan. Quả và hoa phật thủ đều có thể dùng làm thuốc. Quả phật thủ chẳng những có thể dùng làm thuốc, làm mứt mà còn là thứ quả đẹp dùng trong trang trí, trưng bày.
Phật thủ là loài cây gỗ nhỏ thường xanh, lá khá dày, hình bầu dục, cành có gai ngắn cứng nhọn; cành già màu xanh xám, cành non hơi tím. Cây mỗi năm nở hoa 2-3 lần. Hoa phật thủ màu trắng, quả chín vàng óng. Quả, hoa và lá phật thủ đều chứa dầu bay hơi, có thể chưng cất thành hương liệu cho thuốc lá cao cấp, hương liệu chè và nước hoa.
Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu, thư can, chống nôn, thường được dùng điều trị các chứng can vị không điều hòa, khí trệ, dạ dày đau, khó chịu trong ngực bụng, kém ăn, nôn mửa... Trong lâm sàng, Đông y thường dùng phật thủ phối hợp với thanh bì, xuyến luyện tử để chữa can khí uất kết dẫn đến đau vùng dạ dày; phối hợp với trúc như, hoàng cầm trị nôn mửa khi thai nghén; phối hợp với giáng hương, trầm hương, kê nội kim chữa chứng nôn ợ, làm dễ tiêu, điều hòa chức năng dạ dày...
Y học hiện đại qua nghiên cứu đã cho thấy, phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, axit hữu cơ, dầu chanh, glucoxit, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu...
Ngoài ra, hoa phật thủ cũng là vị thuốc Đông y rất tốt, tính ấm, vị hơi đắng, có tác dụng lợi tỳ vị, trị nôn và các chứng bệnh như quả phật thủ, lượng dùng cũng tương tự. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều phật thủ sẽ bị hao tổn khí, người hư nhược kiêng dùng.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng phật thủ
- Đau lạnh bụng: Phật thủ khô 15 gam, gạo rang thơm 30 gam, sắc uống ngày ba lần.
- Ho nhiều đờm: Phật thủ 30 gam, đường phèn 15 gam, hấp cách thủy nửa giờ, ngày ăn một lần.
- Ợ hơi: Vỏ phật thủ tươi 30 gam thái lát, sắc uống.
- Đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30 gam, đương quy 6 gam, gừng tươi 6 gam, rượu gạo 30 gam, cho nước vừa phải, sắc uống.
- Phụ nữ bạch đới ra nhiều: Phật thủ 30 gam, lòng lợn non 3 thước (1 mét), ninh ăn.
- Đau bụng do can khí, vị khí kém: Phật thủ 9 gam, thanh bì 9 gam, xuyên luyện tử 6 gam, sắc uống ngày 2 lần.
- Chữa say rượu: Phật thủ tươi 30 gam sắc uống
Nguồn: tinsuckhoe.com
3 nhận xét:
Theo Đông y, quả phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu, thư can, chống nôn, thường được dùng điều trị các chứng can vị không điều hòa, khí trệ, dạ dày đau, khó chịu trong ngực bụng, kém ăn, nôn mửa... Trong lâm sàng, Đông y thường dùng qua phat thu phối hợp với thanh bì, xuyến luyện tử để chữa can khí uất kết dẫn đến đau vùng dạ dày; phối hợp với trúc như, hoàng cầm trị nôn mửa khi thai nghén; phối hợp với giáng hương, trầm hương, kê nội kim chữa chứng nôn ợ, làm dễ tiêu, điều hòa chức năng dạ dày
Hiện nay, quả này được bày bán trên thị trường nong nghiep.
Đầu tư vào chứng khoán, bạn còn phải biết cáchđánh giá doanh nghiệp thông qua hiệu quả lợi nhuận mà bạn chọn mua cổ phiếu.
Đăng nhận xét