Khi trẻ tròn một tuổi, hãy bắt đầu dạy bé cách cư xử,
giúp đỡ mọi người, biết thưa gửi và nói cám ơn; tập thói quen dọn dẹp đồ
sau khi chơi. Ban đầu, bé có thể rất vụng về, nhưng không sao, nên dạy
dần cho trẻ.
Hãy giúp bé tăng vốn từ vựng bằng cách gọi tên đồ vật
và chỉ vào chúng. Thường xuyên nói chuyện với bé và gọi tên đồ vật. Dạy
trẻ đếm bằng cách đếm các bậc thang khi bước lên và gọi tên các màu sắc.
Đọc sách hình cho bé nghe và yêu cầu bé chỉ vào hoặc gọi tên những vật
quen thuộc.
Khi phải xa mẹ, theo tự nhiên, bé sẽ buồn và lo lắng
vì bé rất yêu và trông cậy vào bạn. Nếu bạn có việc và không thể ở cạnh
trẻ, chỉ cần hôn bé một cái và tạm biệt bé thật nhanh. Đừng để bé và bạn
quyến luyến hay bịn rịn nhau quá lâu.
Về thể chất:
Một tuổi, bé có thể tự đi những bước đầu tiên một mình. Có thể bé sẽ
bắt đầu tự đút ăn bằng muỗng/thìa, mặc dù vẫn thường đưa trật ra ngoài
miệng. Khi chơi, bé nắm được đồ vật giữa ngón cái và ngón trỏ một cách
thành thạo, và dần thực hiện được những động tác tinh vi hơn trước (vận
động cơ lớn hơn).
Về tư duy:
Khoảng thời gian bé có thể tập trung chú ý là 2-5 phút đối với các hoạt
động tĩnh, như chơi với cái lúc lắc hoặc đồ chơi treo trang trí. Bé
thích đẩy, quăng ném và hất đổ đồ vật. Bé sẽ cho bạn đồ chơi rồi lại lấy
đi, hoặc chơi trò xếp những vật hình khối vào hộp chứa và đổ ra. Bé
biết đặt tên cho các vật chung quanh.
Kỹ năng sống: Bé một tuổi có thể lo lắng khi mẹ đi vắng.
Ngôn ngữ:
Bé có thể bập bẹ những câu ngắn, lên xuống giọng như đang nói tiếng
nước ngoài. Bé cũng có thể đáp lại những câu hỏi và mệnh lệnh đơn giản,
đặc biệt khi bạn gợi ý cho bé bằng cử chỉ bàn tay. Thí dụ, bạn hỏi
“Miệng con đâu?” đồng thời chỉ vào đó; hoặc yêu cầu bé “Con đưa giùm mẹ
cái tách” và chỉ vào cái tách. Bé thậm chí có thể trả lời bạn theo cách
riêng của mình bằng cách sử dụng cử chỉ của riêng bé như lắc đầu để nói
“Không”.
Khi bé yêu của bạn 13 tháng tuổi:
Việc vui chơi của bé chủ yếu liên quan đến các thử
nghiệm như: “Chuyện gì xảy ra nếu mình thả rơi cái tách nhựa?”, hoặc
“Nếu mình chà ngón tay vào xốt cà chua thì sao nhỉ?”. Bé thích quan sát
điều xảy ra sau khi bé làm gì đó và vì vẫn chưa nhớ tốt, bé chơi lập lại
nhiều lần mà không thấy chán.
Bé ăn ít đi là bình thường. Từ khi sinh đến thôi nôi,
cân nặng của bé thường tăng gấp ba lần và bé sẽ cao thêm khoảng 25cm.
Trong giai đoạn từ thôi nôi đến 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng của bé sẽ
chậm đáng kể và cơ thể bé sẽ bắt đầu giảm mất lớp mỡ sơ sinh. Lượng thức
ăn bé ăn hàng ngày cũng như món ăn bé thích và không thích cũng sẽ thay
đổi.
Thể chất: Bé bắt đầu tự bước đi. Bé có thể cầm nắm và xoay chuyển đồ
Tư duy: Trí tò mò phát triển. Bé có thể quan sát chú mèo và biết lùi lại khi sợ hãi.
Kỹ năng sống:
Bé biết cách bày tỏ những mong muốn của mình. Khi muốn đi xuống, bé sẽ
chỉ xuống. Khi muốn bạn chú ý, bé giật áo bạn. Dù có thể chưa nói được
nhiều, bé hiểu được nhiều những từ ngữ đơn giản mà bạn dùng với bé hàng
ngày.
Khi bé 14 tháng tuổi:
Trẻ rất tò mò với những điều mà người lớn ngăn cấm nên
thường muốn khám phá những điều không được cho phép. Hãy sắp xếp nhà
cửa an toàn cho bé tự do khám phá. Bé sẽ được an toàn và bạn sẽ yên tâm
hơn khi che chắn những ổ điện, khóa các ngăn tủ thấp và để vật dễ vỡ
ngoài tầm tay của bé. Bạn có thể dành riêng một ngăn tủ thấp đến sàn nhà
để cho bé chơi. Bỏ vào đó những đồ vật an toàn khi bé sờ chạm như: bình
nhựa, đồ chơi hoặc hộp không. Thỉnh thoảng thay đổi đồ vật trong tủ để
tạo sự đa dạng. Vui chơi là cách bé khám phá thế giới.
Bé có cảm giác an toàn khi gắn bó với chú gấu nhồi
bông ưa thích hay tấm chăn yêu quý nhất, hoặc cả hai. Những đồ này được
gọi là “vật thân thiết” đem đến cho bé cảm giác được xoa dịu, đặc biệt
khi bạn không ở bên bé. Các bác sĩ nhi khoa thường khuyên bố mẹ nên
khuyến khích mối quan hệ gắn bó này. Dù hàng ngày, bé vẫn cố gắng nắm
vững những kỹ năng mới, tấm chăn mềm mại là một thứ để bé luôn có thể
tìm tới để có cảm giác được xoa dịu.
Thể chất:
Bé biết vẫy tay chào “Tạm biệt”, biết lăn quả bóng tới lui với người
lớn. Bé uống được bằng tách, đứng được một mình, có thể cúi xuống và
đứng lên lại, và nếu đã biết đi sớm, có khả năng bé sẽ bắt đầu tập bước
giật lùi.
Tư duy: Biết đòi những thứ bé muốn
Kỹ năng sống: Có thể bắt đầu hình thành sự gắn bó chặt chẽ với những vật thân thiết.
Ngôn ngữ: Đã nắm vững vài từ và học thêm nữa mỗi ngày. Bé cũng bắt đầu biết rõ điều mình muốn và sẽ nhất quyết đạt được.
Trẻ được 15 tháng tuổi:
Từ “không” có thể là từ được bé thích nhất. Đa số trẻ
đều trải qua giai đoạn thích nói “không” này. Đó là cách bé tự khẳng
định mình. Bạn có thể làm cho bé bớt sử dụng từ này bằng cách chính bạn
phải hạn chế nói “không” đến mức tối thiểu. Thay vì nói “Không, con đừng
sờ vào đó”, hãy thử nói “Mẹ muốn con chơi ở đây”.
Mỗi bé có một cách riêng để phản ứng tương tác với thế
giới bên, đây chính là tính khí của bé. Khi lớn lên, bé sẽ bộc lộ dần
cá tính của mình. Hãy tìm hiểu cách bé thường phản ứng như thế nào (thái
độ, tình cảm, biểu hiện) và bạn có thể biến đổi môi trường của bé để
giúp phát triển tốt hơn. Người lớn có thể tự tìm ra cách làm cho mình
thoải mái dễ chịu nhất, nhưng bé phải trông cậy hoàn toàn vào bạn để có
được cảm giác đó. Tôn trọng tính cách bẩm sinh của bé sẽ giúp bé phát
triển tiềm năng của mình một cách trọn vẹn nhất.
Thể chất: Bé đi tương đối vững. Bé thích đẩy và kéo đồ chơi trong khi bước đi, có thể sử dụng muỗng (thìa) hoặc nĩa và biết đi giật lùi.
Trí tuệ:
Bé thích bỏ vào và lấy vật ra khỏi các hộp, bắt đầu nhận thức được cách
các vật khớp vào nhau như thế nào. Bé sẽ thử ghép nắp đậy vào các hộp
và xếp chồng các khối.
Kỹ năng sống:
Bé có thể thích chơi trò chơi với bạn như trò hỏi và chỉ vào bộ phận cơ
thể hoặc hình ảnh. Bé ý thức hơn về bản thân, sẽ không còn vươn ra và
cố gắng chạm vào hình ảnh của mình trong gương.
Ngôn ngữ: Bé biết nói thêm một số từ.
Bé đã được 16 tháng tuổi:
Đôi khi cảm xúc của bé tuôn trào và bé nổi cáu. Bé
không thể ngừng òa khóc và giận dữ. Bạn hãy nhớ: đó là cách duy nhất để
bé “xả xú páp”. Không giống như người lớn, bé không thể hả giận bằng
cách nào khác. Do đó, nếu bé đang cáu, hãy nhẫn nại, có mặt bên bé, xoa
dịu hoặc để bé một mình.
Thể chất: Bé có thể vẽ nguệch ngoạc. Bắt đầu thích đi lên xuống cầu thang.
Tư duy:
Bé biết để ngón tay lên môi và nói “Suỵt”. Thích chơi trò ú òa, xếp
chồng các khối và trò chơi bộ phận cơ thể như “Mũi con đâu?”. Có thể nổi
cáu.
Kĩ năng sống: Bé thích giúp bạn làm một số việc lặt vặt.
Khi bé yêu của bạn 17 tháng tuổi:
Đây là thời điểm tốt để dạy bé cách cư xử. Bạn phải là
người thể hiện cho bé thấy cách xử sự muốn bé có được. Hãy nhờ bé giúp
mình và cám ơn khi bé thực hiện. Khi làm như vậy, bạn đã dạy cho bé hiểu
được một điều cơ bản là tầm quan trọng của việc bày tỏ sự lễ phép, lịch
sự và tôn trọng người khác.
Hãy giúp bé hiểu “Thưa gửi” và “Cám ơn” không chỉ là
những câu trả lời thông thường, mà còn cho thấy sự quan tâm và gắn bó
của bé với những người xung quanh.
Thể chất: Bé biết vẫy tay chào “Tạm biệt”, biết lăn quả bóng tới lui với người lớn. Bé có thể cúi xuống và đứng lên lại.
Tư duy: Bé có thể tự cởi quần áo. Ở tuổi này, một số bé thậm chí còn học cách chải răng nếu được mẹ giúp đỡ.
Kỹ năng sống:
Bé bắt đầu nhận ra sự giống và khác nhau giữa đồ chơi và những vật
khác. Khi bé chơi, bạn sẽ thấy bé thích phân loại đồ chơi thành đống
theo màu, hình dạng và thể loại.
Ngôn ngữ: Bé có thể nắm vững một số từ (“con”) và một số bé thậm chí còn kết hợp các từ với nhau (“con uống sữa”).
Bé được 18 tháng tuổi:
Bé sẽ cho bạn thấy rằng bé có thể suy nghĩ đến những
vật không hiện diện. Trí nhớ bé ngày một tốt hơn, do đó bé không còn ngơ
ngác nếu bạn giấu vật trong khi bé đang nhìn rồi chuyển nó đến nơi khác
khi bé ngó đi chỗ khác. Sau khi bé phát hiện vật không còn ở nơi bé
tưởng, bé sẽ tiếp tục tìm kiếm.
Bé có thể có một vài thói quen giúp bé tự trấn an như
xoắn tóc mình, lắc hoặc mút ngón tay. Đa số trẻ em sẽ tự bỏ những hành
vi này khi lên 4 tuổi. Do đó, bạn không nhất thiết phải can thiệp bây
giờ
.
Thể chất:
Bé có thể leo lên cầu thang (có bạn giúp đỡ) hoặc trèo lên đồ đạc (bàn,
tủ, ghế…). Bé sẽ thử đá banh. Bé sẽ cố nhấn, xoay nút và nắm đấm cửa
nếu nó ở trong tầm tay bé. Bé có thể nhún nhảy khi chung quanh có nhạc.
Đau đầu vì con quá bướng. Lúng túng vì
sự thay đổi tâm sinh lý đến chóng mặt của trẻ. Hoang mang khi con không
tôn trọng, vâng lời người lớn. Làm thế nào để dạy trẻ vâng lời, sống có trách nhiệm là mối quan tâm đặc biệt của rất nhiều bậc cha mẹ.
Trong thời đại thông tin đại chúng bùng
nổ, kiến thức “trăm thứ bà rằn” giống như nồi lẩu thập cẩm đa sắc, đa
mùi, nếu không biết chọn lọc, giống như lạc vào mê trận, khó mà phân
biệt đúng sai. Khi trẻ tiếp xúc với văn hóa lành mạnh, được định hướng,
sẽ trở nên năng động, thông minh, biết ứng biến linh hoạt với mọi thử
thách, ngược lại trẻ la cà với game bạo lực, web đen sẽ trở nên hung
hăng, bỏ bê học hành, đua đòi thói hư tật xấu, thậm chí phạm tội…
Trẻ ngoan hay hư, người ta không đánh
giá về ý thức của trẻ, mà đòi hỏi trách nhiệm của người lớn. Vì lẽ đó,
dạy trẻ ngoan ngoãn, sống có nguyên tắc, trách nhiệm là việc người lớn
phải làm, ngay từ khi trẻ mới chập chững biết nói, bi bô những tiếng đầu
đời. Dạy trẻ “thành người” giống như kiên trì theo đuổi một môn nghệ
thuật phức tạp vậy…
Các bố mẹ hãy tưởng tượng mình là một
chiếc gương cho trẻ soi vào mọi lúc, mọi nơi, gương có sáng mới đáng để
trẻ soi vào, học tập, làm theo. “8 không” sau đây, giống như bí quyết
dạy trẻ biết vâng lời:
- Không bao bọc trẻ quá mức: Dù trẻ còn nhỏ, cũng nên tạo cho trẻ sớm biết tự lập, không quá xót xa trẻ mà bao bọc quá mức, ví dụ khi trẻ ngã thay vì lao ngay đến bế, xuýt xoa thương hại, hãy động viên trẻ đứng dậy, lý giải cho trẻ hiểu tại sao trẻ ngã, lần sau trẻ có thể tránh được bị ngã, hoặc có ngã trẻ cũng không khóc.
- Không nói suông: Bạn bắt trẻ đi ngủ sớm, ngừng xem ti vi, trong khi bạn bật điện, chuyển kênh xem hết chương trình này đến chương trình khác, hình ảnh này của bạn không khiến trẻ phục tí nào.
- Không phá vỡ lời hứa: Nếu bạn hứa cuối tuần cho trẻ đi công viên, hoặc mua sắm, hãy biết cách thu xếp mọi công việc cũng như lịch hẹn để thực hiện lời hứa. Nếu có những việc quan trọng đột xuất, không thể dời lại để bạn thực hiện lời hứa với trẻ thì hãy xin lỗi trẻ và cam kết thực hiện vào một lần khác.
- Không cự tuyệt trẻ: Dù bạn mệt mỏi đến thế nào cũng hãy dành chút thời gian cho trẻ, khi trẻ muốn bạn chia sẻ điều gì đó, hãy kiên nhẫn với trẻ. Trẻ sẽ không hiểu lý do của người lớn, nếu bạn luôn từ chối trẻ, bé sẽ sốc và dễ rơi vào trạng thái cô độc.
- Không can thiệp vào cuộc chơi của trẻ: Nếu trẻ không yêu cầu, bạn nên đứng ngoài quan sát cuộc chơi của trẻ, không bênh vực, không can thiệp, chỉ đứng ra làm trọng tài khách quan khi cần thiết để trẻ tiếp tục có cuộc vui chơi thú vị.
- Không chỉ luôn nói “không”: Nói “không”, cấm đoán trẻ mà không giải thích một cách thuyết phục, trẻ sẽ không vâng lời, hoặc nếu có trẻ cũng chỉ dùng thái độ chống đối.
- Không dùng roi vọt: Vạn bất đắc dĩ mới nên dùng đến roi vọt để giáo dục trẻ, ưu tiên giáo dục bằng lời nói, hành động. Nếu bạn luôn “xử lý” trẻ bằng roi vọt, sẽ tạo cho trẻ tính hung hăng, thích bắt nạt.
- Không bỏ qua ý nguyện của trẻ: Hãy tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu tâm tư trẻ, để thiết lập tình cảm, sự tôn trọng, tình yêu thương giữa cha mẹ con cái.
Hy vọng “8 không” của Mẹ Cún, là bí quyết nhỏ giúp các bố mẹ dạy trẻ biết vâng lời. Chúc các bố mẹ thành công!
- Không bao bọc trẻ quá mức: Dù trẻ còn nhỏ, cũng nên tạo cho trẻ sớm biết tự lập, không quá xót xa trẻ mà bao bọc quá mức, ví dụ khi trẻ ngã thay vì lao ngay đến bế, xuýt xoa thương hại, hãy động viên trẻ đứng dậy, lý giải cho trẻ hiểu tại sao trẻ ngã, lần sau trẻ có thể tránh được bị ngã, hoặc có ngã trẻ cũng không khóc.
- Không nói suông: Bạn bắt trẻ đi ngủ sớm, ngừng xem ti vi, trong khi bạn bật điện, chuyển kênh xem hết chương trình này đến chương trình khác, hình ảnh này của bạn không khiến trẻ phục tí nào.
- Không phá vỡ lời hứa: Nếu bạn hứa cuối tuần cho trẻ đi công viên, hoặc mua sắm, hãy biết cách thu xếp mọi công việc cũng như lịch hẹn để thực hiện lời hứa. Nếu có những việc quan trọng đột xuất, không thể dời lại để bạn thực hiện lời hứa với trẻ thì hãy xin lỗi trẻ và cam kết thực hiện vào một lần khác.
- Không cự tuyệt trẻ: Dù bạn mệt mỏi đến thế nào cũng hãy dành chút thời gian cho trẻ, khi trẻ muốn bạn chia sẻ điều gì đó, hãy kiên nhẫn với trẻ. Trẻ sẽ không hiểu lý do của người lớn, nếu bạn luôn từ chối trẻ, bé sẽ sốc và dễ rơi vào trạng thái cô độc.
- Không can thiệp vào cuộc chơi của trẻ: Nếu trẻ không yêu cầu, bạn nên đứng ngoài quan sát cuộc chơi của trẻ, không bênh vực, không can thiệp, chỉ đứng ra làm trọng tài khách quan khi cần thiết để trẻ tiếp tục có cuộc vui chơi thú vị.
- Không chỉ luôn nói “không”: Nói “không”, cấm đoán trẻ mà không giải thích một cách thuyết phục, trẻ sẽ không vâng lời, hoặc nếu có trẻ cũng chỉ dùng thái độ chống đối.
- Không dùng roi vọt: Vạn bất đắc dĩ mới nên dùng đến roi vọt để giáo dục trẻ, ưu tiên giáo dục bằng lời nói, hành động. Nếu bạn luôn “xử lý” trẻ bằng roi vọt, sẽ tạo cho trẻ tính hung hăng, thích bắt nạt.
- Không bỏ qua ý nguyện của trẻ: Hãy tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu tâm tư trẻ, để thiết lập tình cảm, sự tôn trọng, tình yêu thương giữa cha mẹ con cái.
Hy vọng “8 không” của Mẹ Cún, là bí quyết nhỏ giúp các bố mẹ dạy trẻ biết vâng lời. Chúc các bố mẹ thành công!
Nguồn: Eva.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét