Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Bí quyết giúp bé biếng ăn ngon miệng hơn



Ép mãi con cũng chỉ chịu nhấm nháp vài muỗng cơm, bạn băn khoăn nghĩ thầm: Sao con người ta xúc từng chén ăn ngon lành, dễ dàng mà con mình lại thế?

Thật ra, có những “BÍ KÍP” rất hay từ các bác sĩ chuyên khoa Dinh dưỡng Nhi Khoa dành cho mẹ, để giúp bé hào hứng với chuyện ăn hơn đấy. Bạn đã biết chưa?

1. Chỉ cho con ăn khi bé… muốn ăn!

Thông thường, mẹ nào cũng sốt ruột muốn con ăn thật nhiều. Điều này vô tình gây áp lực cho chính trẻ. Chưa kịp đói đã thấy mẹ “lăm le” cầm chén cơm, chén bột đòi đút tiếp, bé đâm ra ngán. Vì thế, nguyên tắc đơn giản đầu tiên là hãy để con có cơ hội được… thèm ăn. Đừng sợ bé bị “đói”! Đói một chút trong trường hợp này rất tốt, nó khiến bé thật sự quan tâm đến bữa ăn và chủ động đòi ăn.

2. Quan tâm đến tính đa dạng của món ăn

Bạn không chịu nổi nếu ngày nào cũng ăn đúng vài món cố định phải không? Hãy biết rằng bé yêu cũng… y như thế! Nếu bạn tưởng con còn nhỏ, chẳng biết gì đến “thưởng thức” hương vị thì bạn nhầm rồi đấy. Dù là bột hay cháo, cơm thì bé vẫn cần đến sự phong phú, thay đổi thường xuyên thực phẩm. Cho bé ăn đa dạng, không những bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà còn cảm thấy tò mò nếm thử các hương vị mới.

3. Chú ý cách trình bày

Bạn nên cố gắng chọn những kiểu tô chén xinh xắn, trình bày các món theo hướng ngộ nghĩnh, có màu sắc bắt mắt. Cũng đừng làm một tô hay chén quá đầy. Trên dĩa hoặc trong chén của bé chỉ nên có lượng thức ăn thật vừa phải mà thôi. Bằng cách đó, bé sẽ thích thú “khám phá” món ăn và cảm thấy chẳng khó khăn gì để… “măm” hết chừng ấy.


4. Chấp nhận sở thích “trái khoáy” của bé

Nếu bé có vài sở thích ăn uống trái khoáy nhưng điều đó không gây hại cho sức khỏe thì bạn đừng khăng khăng từ chối! Ví dụ nhiều bé nhất định chỉ chịu ăn với cái chén màu đỏ, chỉ chịu ăn nếu bánh mì cắt thành hình tam giác, hay chỉ chịu ăn các món có trộn thêm chút phô mai vào. Chẳng sao cả, bạn hãy chiều theo ý bé! Bằng cách đó, bé sẽ thấy bữa ăn không giống như “cuộc chiến” giữa hai mẹ con và thấy nó thật bình thường, thoải mái.

5. Cuối cùng, đừng quên đến với ngày hội “Bé biếng ăn, bác sĩ ơi”!

Chắc chắn sẽ còn vô vàn những “bí kíp” thú vị khác nữa giúp bé ngon miệng hơn mà bạn chưa khám phá hết.

Tăng sức đề kháng, chống bệnh tật cho con



Ăn nhiều thịt quá làm não bé phản ứng chậm

Mỗi khi có người hỏi cân nặng của Nhím, mẹ bé than thở: “Chán quá. Nhím cứ nay ốm, mai đau. Hết sổ mũi, viêm họng lại sốt. Uống kháng sinh vào hại người, làm sao lớn được”.


Để tăng sức đề kháng cho các bé, có thể “chống” lại những bệnh thường gặp, không phải uống thuốc thường xuyên, bố mẹ chỉ cần lưu ý một chút đến chế độ chăm sóc bé hàng ngày.

Chăm sóc giấc ngủ của bé

Ở lứa tuổi nào, từ lúc mới sinh đến khi bé đi học lớp 1, bố mẹ hãy luôn quan tâm đến giấc ngủ của bé. Làm sao để bé ngủ ngon, sâu giấc.

Điều này rất quan trọng vì tuyến yên ở cơ thể trẻ nhỏ có thể tiết ra yếu tố kích thích tăng trưởng trong khi bé ngủ. Do đó, bé cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Nó cũng giúp cho bé tăng chiều cao đặc biệt với bé dưới 4 tuổi.

Xây dựng và duy trì một thói quen ngủ tốt, đúng giờ sẽ giúp bé ngủ ngon, phát triển tốt và thức dậy một cách sảng khoái, thoải mái.

Ăn quá nhiều thịt lại làm não bé phản ứng chậm.

Không nên ăn quá nhiều thịt

Thịt là thức ăn có nhiều chất đạm. Bố mẹ nào cũng muốn cho con ăn nhiều thịt để con phát triển và thật thông minh. Nhưng ăn quá nhiều thịt lại khiến não bé hoạt động và phản ứng một cách chậm chạp.

Một số khoa học đã chứng minh rằng trong thực đơn hàng ngày của bé, nếu lượng thịt nhiều hơn các thành phần khác trong món ăn, sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển trí lực của bé.
Vì vậy, bố mẹ nên cho bé ăn nhiều rau quả tươi để cân bằng dinh dưỡng, giúp bé tiêu hóa tốt, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bé phá triển đầy đủ.

Không cho bé ăn đồ lạnh

Bố mẹ hay chiều theo sự đòi hỏi của các bé, cho bé ăn kem, sữa chua, váng sữa... vừa lấy trong tủ lạnh ra, hoặc các thức ăn của bé để trong tủ lạnh chưa kịp hâm lại. Điều này sẽ tạo cho một số virus gây bệnh phát triển, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở bé như viêm họng, viêm phế quản...
Tất cả những thức ăn, thực phẩm có nhiệt độ dưới 25 độ C đều phải được đun nóng, hấp cách thủy trước khi cho bé ăn.

Hạn chế bé ăn quá nhiều đồ ngọt

Các bé thường rất thích ăn bánh kẹo nhưng điều này lại có hại cho bé. Bố mẹ nào cũng biết ăn quá nhiều đường sẽ dễ làm bé bị béo phì, mắc các bệnh về đường răng miệng như viêm lợi, sâu răng.

Nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết ăn đồ ngọt cũng như ăn món ăn nhiều đạm đều không có lợi cho hoạt động gan và não của bé. Nếu bé ăn đồ ngọt trong một thời gian dài sẽ dễ hình thành thể chất axit ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực và sức đề kháng của bé.
Các nhà khoa học khuyến cáo bố mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều đường và những loại bánh kẹo, nước ngọt, thực phẩm được chế biến từ đường để bảo vệ bé một hoàn toàn.

Theo afamily

4 loại thực phẩm trẻ cần mỗi ngày




Căn cứ vào độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm hệ tiêu hóa của riêng mỗi trẻ mà các mẹ có thể bổ sung dưỡng chất cần thiết cho con mình.
Các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em đã phân chia dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi và cụ thể là chia thành 3 nhóm sau: nhóm từ 0-12 tháng tuổi, nhóm từ 1-3 tuổi và nhóm từ 3-6 tuổi.

Protein

Việc cung cấp các loại thực phẩm protein dựa trên sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ nhỏ là rất quan trọng. Trẻ càng lớn thì nhu cầu về protein càng cao. Những loại thực phẩm có chứa nhiều protein là sữa, trứng, thịt nạc, gan, đậu nành và các sản phẩm từ đậu. Tùy theo điều kiện kinh tế mà người lớn có thể lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp để cung cấp protein cho con mình.

Vitamin C và các khoáng chất chủ yếu

Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà mẹ nên lựa chọn những loại rau có màu đậm như cà rốt, ớt chuông, rau cần, cà tím, rau bina… Đây là những loại rau cung cấp lượng vitamin A dồi dào cho cơ thể.
Trong các loại rau như củ cải, súp lơ… có chứa một lượng vitamin C nhất định cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh những loại rau củ trên thì táo, chà là, cam, quýt, bưởi… cũng là nguồn cung cấp khoáng chất quan trọng giúp cơ thể phát triển toàn diện hơn.

Các chuyên gia cho rằng, màu sắc và hương vị của các loại trái cây có tác dụng kích thích sự thèm ăn của trẻ sơ sinh. Khi cho trẻ ăn hàng ngày, người lớn chú ý bổ sung thêm nhiều loại rau củ và trái cây vào thực đơn của trẻ cho phù hợp.

Nhưng bạn nên nhớ rằng khi bổ sung rau xanh vào chế độ ăn uống của trẻ, bạn cần tránh lỗi chỉ dập khuôn cho trẻ ăn một số loại rau xanh quen thuộc. Mà thay vào đó nên đa dạng các loại rau để trẻ không cảm thấy chán.

Ngũ cốc, chất béo và đường

Chất béo, đường và ngũ cốc là 3 loại chất cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ở trẻ em, ngũ cốc có thể cung cấp từ 50-60% số năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Ngũ cốc cung cấp năng lượng (đường glucozơ) cần thiết cho hoạt động của não. Thêm vào đó, những chất xơ có trong ngũ cốc sẽ giúp điều chỉnh hài hoà lượng đường glucozơ có trong cơ thể.

Ngoài ra, trong thành phần của ngũ cốc còn có chứa hàm lượng vitamin B giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh khoẻ mạnh. Chính vì thế, bạn đừng quên bổ sung ngũ cốc mỗi ngày trong khẩu phần ăn uống của con.

Chất đường quan trọng với sức khỏe của trẻ, tuy nhiên người lớn không nên cho trẻ ăn quá nhiều đường vì như vậy sẽ khiến trẻ dễ bị sâu răng hoặc bị béo phì.
Các loại gia vị

Gia vị gồm muối, nước tương, nước mắm, giấm… Khi chế biến thức ăn hàng ngày cho trẻ, người lớn nên chú ý cho một lượng phù hợp các loại gia vị để thúc đẩy sự thèm ăn của trẻ.

Nguon tu: vochongtre.com

Nghẹt mũi ở trẻ dưới 1 tuổi


Khi bé bị nghẹt mũi, bé sẽ cảm thấy rất khó chịu. Có thể do lạnh hoặc dị ứng nhưng nghẹt mũi sẽ trở thành một vấn đề thực sự, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có một số việc bạn có thể làm để giúp bé thoát khỏi bệnh nghẹt mũi.

Sau đây là một số cách chữa nghẹt mũi mà con bạn có thể mắc phải:

1. Không cho bé dưới ba tháng tuổi uống thuốc. Thậm chí nếu đó là thuốc dành cho trẻ em, cũng không cho bé uống. Thay vì giải quyết vấn đề nghẹt mũi, nó có thể gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy, luôn tránh cám dỗ cho bé uống thuốc.

2. Thay vì cho bé uống thuốc, bạn có thể sử dụng một số cách giúp bé khỏi bệnh nghẹt mũi. Những giọt nước muối rất hữu ích trong trường hợp này. Nhỏ vài giọt nước muối vào trong mũi của bé. Mát xa bên mũi mà bạn nhỏ nước mũi vào.

3. Một lựa chọn hữu ích khác nhằm loại bỏ bệnh nghẹt mũi cho bé đó là biện pháp hút. Có nhiều thiết bị hút được bày bán trên thị trường có thể hút nước nhầy ra khỏi mũi của bé. Những thiết bị này nói chung có bán trong các hiệu thuốc.

4. Tắm hơi cũng là một biện pháp tốt để loại bỏ bệnh nghẹt mũi ở trẻ. Đặt bé vào phòng tắm và bật vòi hoa sen ở mức nóng có thể. Ngồi trong nhà tắm với bé. Khi bé thở trong hơi nước nóng, nó sẽ làm thoát đờm dãi trong ngực bé giúp rửa sạch đường mũi của bé.

5. Hãy nhớ, bởi vì bé bị nghẹt mũi nên bé phải thở bằng miệng. Điều này có thể làm bé bị mất nước. Đảm bảo bé uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây hoặc các loại nước khác giúp ngăn tình trạng mất nước.

6. Nhiều bé sẽ hoảng sợ khi bé không thở tốt bằng mũi bởi vì bé bị nghẹt mũi. Trong thời gian bé bị nghẹt mũi, việc giúp bé cảm thấy an tâm là điều rất quan trọng đối với bé.

Nghẹt mũi có thể là một điều rất khó khăn đối với bé nhưng nếu bạn thực hiện đúng các bước, bạn có thể giúp bé loại bỏ bệnh nghẹt mũi rất dễ dàng. Hãy nhớ, không cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào khi bé dưới ba tháng tuổi.

1. Đừng hút mũi bé bằng…miệng (nếu bé không bị sặc)

- Hút bằng miệng là vô tình đưa vi trùng từ miệng của mẹ vào mũi của bé. Tốt nhất là dùng cây tăm bông quấn sẵn, làm sạch và thông thoáng mũi bằng giấy mềm sạch là an toàn nhất! -
- Nếu bé ói ra đường mũi thì tạm thời hút ngay bằng miệng, chứ đừng chờ lấy đồ hút, bé sẽ tím tái ngay vì hít thức ăn vào phổi
Làm sạch mũi bằng cách mua một chai nước muối sinh lý 9 phần ngàn (0,9%o) mà ở tiệm thuốc tây nào cũng có bán, rồi nhỏ vào mũi của bé 2-3 giọt mỗi bên mũi. Sau khi nhỏ nước muối, dùng giấy thấm mềm (khăn giấy mềm) quấn lại như cái sâu kèn, rồi lần lượt đưa vào mũi của bé, làm từng mũi một, khi sâu kèn thấm ướt dịch mũi thì lấy ra và thay bằng con sâu kèn sạch khác, đến lúc khô và thông mũi thì sang mũi bên kia. Ngày làm khoảng vài ba lần hoặc khi thấy cháu tắc mũi, làm trước khi cho cháu bú. Trước khi làm sạch mũi cho bé, mẹ phải rửa tay sạch bằng xà bông để tránh nhiễm trùng cho con. Tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn cho trẻ, vì sẽ làm bé ngộ độc, đặc biệt là trẻ sơ sinh đến dưới 7 tuổi. Triệu chứng ngộ độc thuốc gây co mạch là sau khi nhỏ vài giọt thuốc nhỏ mũi bé sẽ vã mồ hôi, tay chân lạnh, lừ đừ, thở yếu, hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử trí kịp thời.
Đối với trẻ lớn thì hướng dẫn trẻ hỉ mũi. Dùng một ngón tay bịt một mũi, hỉ mũi thật sạch, rồi đổi tay bịt mũi bên kia. Không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi hoặc kháng sinh khi chưa đi khám bác sĩ.
Trường hợp bé khò khè khó thở, bạn nên đưa bé đi khám ngay để bác sĩ giúp bạn tìm đúng nguyên nhân bệnh và tư vấn cách điều trị tốt nhất!
2. Nước biển lấy từ độ sâu sử dụng cho trẻ 2 tháng tuổi trở lên
Con gái tôi gần 2 tháng tuổi. Bé thường hay bị nghẹt mũi nên bú mẹ không được nhiều. Tôi thường thông mũi bé bằng nước muối clorid 0,9%, nhưng thấy không hiệu quả lắm. Cho tôi hỏi tôi có thể dùng nước biển sâu để sử dụng cho bé không, lấy nước mũi bé ra bằng cách nào (Bé nghẹt mũi nhưng không thấy chảy mũi, chỉ hắt xì thôi), nếu sử dụng được thì bao nhiêu lần trong 1 ngày.
Xin cảm ơn
Nghẹt mũi là một trong những triệu chứng thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài Natri clorid 0.9% (chỉ chứa Natri clorid), bạn có thể dùng nước biển sâu để thông mũi cho bé. Nước biển sâu là chế phẩm được tinh chiết từ nước biển ở độ sâu 450 m chứa nhiều nguyên tố vi lượng đặc biệt là ion đồng, kẽm có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, săn se niêm mạc, phục hồi các niêm mạc suy yếu.
Vì chế phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên không chứa chất bảo quản, chất co mạch hay kháng sinh nên không gây bất kỳ tác hại nào cho niêm mạc mũi. Bạn có thể vệ sinh mũi cho bé theo cách sau: Để bé ở tư thế nằm, nhỏ vào mỗi lỗ mũi bé 2-3 giọt Nước biển sâu làm loãng dịch mũi, sau đó dùng tăm bông nhẹ nhàng lấy dịch mũi ra. Dùng 2-3 lần/ngày. Bạn nên tìm mua dạng nhỏ giọt (15ml) cho phù hợp với độ tuổi của bé.
Nếu tình trạng nghẹt mũi của bé kéo dài, bạn nên đưa bé đến khoa sơ sinh của các bệnh viện để được khám và can thiệp sớm nếu có gì bất thường.
3. Không được dùng thuốc xịt mũi co mạch cho trẻ nhỏ hơn 7 tuổi.

Thuốc nhỏ mũi co mạch được dùng phổ biến ở nước ta là Naphazoline, có tên là Rhinex 0,05%, Nasoline 0,05% không được dùng cho trẻ nhỏ hơn 7 tuổi. Tuy nhiên thực tế nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch thường xảy ra ở nhóm tuổi từ 1 tháng đến 3 tuổi, do người nhà tự ý dùng loại thuốc này cho trẻ em. Chỉ cần nhỏ 2 giọt là đã đủ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Đáng lưu ý là thân nhân của những trẻ này biết rõ thuốc sử dụng phổ biến cho người lớn nhưng lại không biết tác dụng phụ cũng như giới hạn tuổi sử dụng của loại thuốc này ở trẻ em.

Ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch gây ra những tác hại như thế nào?

BS Nguyễn Thị Kim Thoa: Sau khi nhỏ mũi từ 30 phút đến 2 giờ, sẽ xuất hiện các biểu hiện vã mồ hôi, tay chân lạnh ngắt. Nhanh chóng sau đó, trẻ lừ đừ, hôn mê, thở yếu. Thậm chí có những dấu hiệu nặng như ngưng thở từng cơn, nhịp tim không đều có thể dẫn đến tai biến nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Những biện pháp nào có thể phòng tránh ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch ở trẻ em?

BS Nguyễn Thị Kim Thoa: Thực tế cho thấy mặc dù triệu chứng nghẹt mũi rất hay gặp ở trẻ em nhưng đa số các bà mẹ không biết cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh nên đã tự ý điều trị nghẹt mũi theo kinh nghiệm hay mua thuốc không toa. Do vậy để phòng tránh ngộ độc thuốc nhỏ mũi ở trẻ em, cần tuyên truyền rộng rãi, nhắc nhở lại khuyến cáo không dùng thuốc nhỏ mũi co mạch cho trẻ em dưới 7 tuổi. Ngoài ra, những thân nhân của trẻ; các cô giáo ở nhà trẻ, trường mầm non, mẫu giáo cũng cần biết cách chăm sóc trẻ khi bị nghẹt mũi để tránh tai biến cũng như diễn tiến bệnh kéo dài gây biến chứng.

Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi.
BS Nguyễn Thị Kim Thoa: Áp dụng biện pháp làm thông mũi như sau:

- Đối với trẻ nhỏ, làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn:
. Dùng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi.
. Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi.
- Đối với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ hỉ sạch mũi từng bên đúng cách. Dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, hỉ mũi bên kia và tiếp theo làm ở bên mũi còn lại,
Hướng dẫn trẻ tránh thói quen hỉ mũi thật mạnh cả 2 bên, động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ.
Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày và trước khi cho trẻ bú, ăn. Ngoài ra, chăm sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần tăng cường nước uống và dinh dưỡng đầy đủ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có ý kiến của bác sĩ.

Những điều không nên làm
- Dùng miệng để hút mũi trẻ, sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ
- Tự ý dùng kháng sinh để trị nghẹt mũi

Xử lý khi bé bị ngạt mũi
Ngạt mũi là do tình trạng viêm, làm cho đường mũi bị tắc. Đối với bé, đây là bệnh thường gặp. Nhiều bậc cha mẹ chủ quan không chữa triệt để cho bé, điều này làm nảy sinh nhiều biến chứng nặng hơn: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi...

Thuốc chống ngạt mũi phần lớn có tác dụng làm co mạch, giảm phù nề, trả lại sự thông thoáng cho mũi nhưng chỉ có tác dụng chữa triệu chứng; không có tác dụng điều trị triệt để căn nguyên gây bệnh.
Đặc biệt không được tự ý mua thuốc nhỏ mũi cho con ở ngoài hiệu thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, nhất là các loại thuốc sau:

- Các loại thuốc mà trong thành phần ghi có chứa menthol hay tinh dầu bạc hà.

- Naphazolin (thuốc gây cường giao cảm). Tác dụng tại chỗ là thuốc gây co mạch mạnh, kéo dài, làm cho máu không đến được niêm mạc mũi, gây hoại tử.

- Xylomethazolin có tác dụng như naphazolin nhưng yếu hơn...

Khi bé bị sổ mũi thường xuyên, không nhất thiết phải đưa đị bệnh viện, nhưng phải đưa đến trạm y tế xã để bác sĩ kê đơn cho loại thuốc phù hợp.
Trước khi dùng thuốc, phải tiến hành vệ sinh mũi, thao tác này quan trọng ngang với việc dùng thuốc: Vệ sinh mũi cho bé ngày 3 lần hoặc nhiều hơn bằng dung dịch nước muối sinh lý (natriclorid 0,9%).

Thao tác như sau: Nhỏ vào mỗi bên mũi bé 2-3 giọt/lần. Nếu bé đã biết xì mũi ra là tốt nhất, nếu không phải lấy khăn sạch thấm và rửa nước mũi cho bé. Sau khi vệ sinh mũi sạch sẽ thì mới nhỏ các loại thuốc theo chỉ định của cán bộ y tế. 

Nguon tu: vochongtre.com

Quà quê của cụ cho Joe

Ong noi da di den noi ve den chon roi, tinh than cua ong co ve tot len nhieu, me goi dien cho cu nghe giong noi cua cu co ve hoi lan nhung me thay nhung nu cuoi trong do! Qua cu gui cho con ne ^=^

                                                       Con cam on ong noi rat nhieu!

Phở gà

Lâu rồi ko ăn phở gà ta, hôm qua mẹ Joe mua được con gà già thịt rất chắc và thơm chỉ mỗi tội hơi còi 1 tí ^=^.
                                           Chuan bi san sang cho chong ve va mam thoi ^=^
                                                                      Ngon quá!

Update tinh hinh rau co

Hom nay vuon rau cua me Joe da lon nhu the nay roi. Sap thu hoach duoc kha kha roi day hihi.


                                         

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Các bước trồng rau mầm tại nhà


Rau mầm chứa nhiều loại vitamin thiết yếu (vitamin B, C, E…) và chất xơ cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao. Rau mầm rất dễ trồng, xin giới thiệu với bạn đọc cách làm rau mầm thật đơn giản.
Hướng dẫn cách trồng rau mầm:

Chuẩn bị dụng cụ và nguyên vật liệu:

Giống
Có thể trồng rau mầm bằng các loại hạt giống như: củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, rau dền…
Đất trồng (giá thể)
Qua nhiều thử nghiệm khoa học giá thể đi từ bụi xơ dừa đã được xử lý là tốt nhất do đặc tính ưu việt của nó.
Lượng sử dụng rất ít cho mỗi lần trồng và có thể tái sử dụng nhiều lần.
Nếu lấy khay xốp (40cm x 50cm x 7cm) làm định mức thì cần 2kg giá thể và 30 - 40g hạt giống là đủ.
Người ta thường sử dụng xơ dừa để làm giá thể trồng rau mầm vì nó có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và nó nhẹ nên dễ vận chuyển, sử dụng.
Khay:
Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Nhưng tiện lợi và dễ sử dụng nhất là khay xốp.
Kệ:
Tùy theo kích thước của khay mà đóng kệ có kích thước cho phù hợp. Có thể đóng kệ gỗ hoặc kệ sắt.
Giấy lót:
Dùng giấy mềm để lót lên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt để sau khi thu hoạch không bị dính giá thể vào rau.
Có thể dùng giấy mềm hoặc giấy mua ở hàng mã.
Bìa carton
Bìa dùng để đậy lên bề mặt của khay trong 1 – 2 ngày đầu mới gieo hạt.
Bình tưới:
Phải sử dụng bình tưới có vòi phun sương để tưới. Các bước tiến hành trồng rau.

Thực hiện:

Bước 1: Ngâm hạt
Hạt giống rửa sạch ngâm nước ấm (45÷500C) trong thời gian 2÷5h (tùy loại hạt: hạt dày vỏ ngâm lâu, hạt mỏng vỏ ngâm thời gian ít hơn).
Ngâm hạt giống để sau khi ngâm ta có thể loại bỏ được các loại hạt lép, hạt sâu. Sau đó vớt ra để ráo. Mục đích của việc để ráo hạt là để dễ dàng khi gieo.
Bước 2: Làm giá thể
Khay xốp cho giá thể vào dày khoảng 2÷3cm. Làm cho bề mặt bằng phẳng để tránh bị dồn hạt khi gieo. Sau đó phun nước cho ướt giá thể. Trải giấy thấm lên trên bề mặt giá thể và phun nước lần 2.
Mục đích của việc trải giấy thấm là để giá thể không bám vào cây gây bẩn khi thu hoạch.
Bước 3: Gieo hạt
Gieo hạt giống bằng tay đều lên bề mặt giá thể. Mật độ gieo tùy thuộc vào loại hạt giống, nhưng trung bình khoảng 10gr hạt / 40cm2 bề mặt giá thể.
Tưới phun nhẹ một lần nữa. Dùng một tấm bìa cứng đậy bề mặt khay trong 2 ngày.

Bước 4: Chăm sóc cây
Sau 2 - 3 ngày hạt nảy mầm đều, chuyển khay ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp và mưa trực tiếp.
Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun, ngày 2 lần buổi sáng sớm và buổi chiều mát, tưới phun sương đều trên mặt khay.

Bước 5: Thu hoạch
Dùng dao bén cắt sát gốc cây rau mầm (hoặc nhổ rau lên khỏi mặt đất, dùng kéo cắt bỏ rễ). Rửa lại bằng nước sạch và sử dụng được ngay.
Chú ý: nếu rau chưa sử dụng liền thì không nên rửa mà cho vào bao để trong ngăn mát của tủ lạnh.Có thể bảo quản trong tủ lạnh 3 - 5 ngày.

Một số chú ý khi trồng rau:

Rau mầm phải trồng ở nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng nhưng không trồng ở nơi có ánh nắng, mưa trực tiếp và gió lùa.
1 đến 2 ngày sau khi gieo giở giấy Carton ra, tưới phun sương nhẹ vừa đủ ướt mặt khay.
1 ngày trước khi thu hoạch giảm tưới hoặc ngưng tưới hẳn tùy theo mức độ ẩm của giá thể.

Nguồn từ: khoahoc.com
Mẹ Joe bận ko chụp ảnh đc để hướng dẫn cụ thể từng giai đoạn, nên bạn nào có hứng thú thì tham khảo cái này nhé. Thực ra trồng rau mầm dễ chỉ cần bạn làm đúng như hướng dẫn và kiên trì tí thôi. 

Chúc các bạn thành công nhé!

Trồng mầm cải cho con ăn

Mẹ Joe lại bắt đầu công cuộc trồng rau cho Joe ăn, bẵng đi 1 thời gian toàn cho Joe ăn su hào, với su su, rau muống. Dạo này Joe lười ăn, mẹ sẽ thay đổi phương pháp và sốc lại tinh thần ăn uống cho con ^=^
                                                                Rau mầm cải và củ cải đỏ
    Sáng ngủ dậy ra vườn hái  ít rau cho con măm ^=^, các bạn có thấy mình là nông dân đích thực chưa hihi
                                    Hôm nay mẹ cho Joe ăn cháo bí ngô với rau mầm cải, thịt gà
                                                 Bát cháo bữa sáng cho quí ông lười ăn ^=^
Chả hiểu sao rau lần này mình trồng nó ko lên đều, có lẽ do chất lượng hạt, do mình để lâu quá hạt bị hả gì đó huhu

Hạt nảy mầm ko đều gì cả, như thế cũng hay mỗi ngày mẹ ra vườn hái 1 ít rau vào cho con ăn, cây lớn mẹ hái cho con ăn trước, cây bé lớn sau hái sau, đỡ 1 công bảo quản trong tủ lạnh ^=^
Màu xanh thật là mát mắt, ko có gì ý nghĩa bằng việc tự tay trồng rau sạch cho con ăn nhỉ. Các bạn ngắm vườn rau nhỏ của mình nữa nè.
Đây là mầm củ cải đỏ, mầm củ cải trắng rất được nhiều người khen vì vị cay cay hăng hăng, thưởng thức xong bạn sẽ thấy tê tê ở cuống họng hihi. Hạt lên hạt chưa chả đẹp tẹo nào nhỉ.
Và đây nữa, các mầm cây vẫn chưa chịu nhú lên hết, vài hạt nhú mầm lên mà các hạt kia mới chịu nứt nanh thôi. Cái tội ko ngâm hạt trước đây mà ^=^. Kệ, để cho nó hoang dã 1 tí, đúng không những chú rau ^=^
                          Các mầm cây cứ nhú lên 1 cách tự nhiên như vố dĩ nó đã thế!
                                                                          Mầm cải ngọt
                                                   Vườn của mình đây hihi
                                                                   Và đây nữa, hết rồi!

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Bài thuốc từ Tỏi

Mình sưu tầm đc cái này.

Tỏi - Vị thuốc từ thiên nhiên


Tỏi từ lâu đã được con người biết đến không chỉ là đồ gia vị làm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn và ngon miệng, mà nó còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên.

Tỏi không chỉ để dùng chế biến các món ăn...
Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.

Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ung thư nguy hiểm.

Tỏi không những được sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn mà nó còn làm thuốc chữa các bệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…

Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với r***, ngâm với dấm… Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi để ngoài không khí 15phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả.

Dưới đây là cách chế biến một số bài thuốc trị bệnh từ tỏi:


...mà tỏi còn được coi là một loại thuốc quý chữa rất nhiều bệnh

1. Cảm cúm

- Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 - 40 ngày để ăn hàng ngày.

- Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.

2. Đầy bụng, khó tiêu

- Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.

- Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml r*** trắng trong vòng 15 ngày. Dùng r*** và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.

3. Ho, viêm họng

- Tỏi bóc sạch, để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 - 15phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnh ho mãn tính.

Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.

4. Thấp khớp, đau nhức xương

- Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với r*** theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 - 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

5. Tiểu đường

Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.

6. Huyết áp cao

- 10g tỏi ngâm dấm hoặc r*** mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với r*** đã ngâm qua tỏi.

- Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2tuần/lần.

7. Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan

- Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa cà phê.

- Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun sôi trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.

Kinh nghiệm hay chữa cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi


Cứ mỗi lần bạn thấy bé bị hắt xì, chảy nước mũi - thì đó là dấu hiệu bé bị cảm. Nếu bạn không kịp thời chữa ngay thì bé sẽ bị cảm nặng hơn và sau đó là ho và có thể sốt nữa.

Vậy thì mỗi khi bạn thấy bé có những dấu hiệu bị cảm nêu trên bạn nên cho bé uống nước tỏi nướng chín. Nước tỏi nướng không hề cay, không có mùi nồng và cực kỳ dễ uốn. Trong vòng 1-2 ngày là bé sẽ hết sổ mũi và hắt hơi

Số lượng tỏi: 2 - 3 tép nhỏ (loại tỏi bắc, mỗi tép chỉ bằng ngón út của bé) hoặc 1 - 1,5 tép lớn (loại tỏi sen, mỗi tép bằng giữa người lớn)
Lưu ý là bạn nên tùy theo trọng lượng của bé cũng như độ tuổi.

Liều lượng: ngày 2-3 lần, tùy mức độ cảm nặng hay nhẹ của bé

Cách làm: để nguyên vỏ, gói tép tỏi vào mấy lớp giấy bạc (nướng như vậy vỏ sẽ không bị cháy và đen) rồi bọc kín lại đem nướng đều các mặt trên lửa chỉ khoảng 10 - 15 giây thôi (khi mới nghe mùi tỏi thơm tỏa ra là đã được). Để 1 lúc cho dịu nóng, bỏ vỏ giấy bạc ra, lấy tép tỏi ra bóc vỏ hết (nhớ cạo đi phần bị cháy), sau đó cho vào chén nhỏ, lấy thìa nghiền nát tỏi ra, cho chút nước vào (khoảng 1 - 2 thìa cà phê) ngoáy kỹ với tỏi để tỏi ra hết nước.
Sau đó cho bé uống nước, nếu cho bé ăn cả xác tỏi càng tốt.

Lựa chọn


Thư gủi Joe

Joe ơi mẹ phải làm thế nào đây??? Mẹ sẽ đi làm và để con ở nhà hay mẹ sẽ ở nhà chăm con thêm đến khi nào con cứng cáp hẳn… Mẹ không nghĩ được gì cả. Người mẹ nào cũng thương con và mong con mình khỏe mạnh. Mẹ đã ở nhà quá lâu rồi, nhiều lúc mẹ cảm thấy mình như người bị lãng quên, bị tách ra khỏi xã hội, không bạn bè không đồng nghiệp không khách hàng… Mẹ cảm thấy trống rỗng, hàng ngày ở nhà với 4 bức tường chăm con chơi với con, đi chợ nấu cơm đầu trổng vào đít trổng ra nhưng sao mẹ vẫn thấy thiếu thiếu cái gì đó… mẹ vẫn thấy khó chịu bực bội… mẹ thấy ức chế… mẹ hay cáu mặc dù mẹ ko muốn như thế. Cuộc sống của 1 bà nội trợ chỉ ở nhà chăm con và nấu nướng đúng là ko hợp với mẹ, mẹ đã rất cố gắng để hòa nhập với cs hiện tại nhưng có những lúc mẹ cảm thấy bất lực mệt mỏi, những suy nghĩ ấy đánh bật hết sự cố gắng của mẹ. Mẹ khát khao được đi làm bình thường như những người mẹ khác. Rồi mẹ lại nghĩ đến con, mẹ ko chịu được những lúc con ốm, ko có mẹ chắc chắn con sẽ ốm nhiều. Mẹ đã ở nhà trông con qua 1 mùa đông lạnh, cả mẹ và con đã rất cố gắng và con đã ko bị ốm trận nào. Sắp tới đây mẹ và con lại cùng nhau bước sang mùa hè với những cái nóng cháy da cháy thịt nữa. Mẹ chưa nghĩ ra cách nào để phòng để bảo vệ con khỏi bệnh tật. Mùa đông lạnh thì mẹ mặc nhiều áo ấm cho con, đắp chăn giữ ấm cho con. Sợ con xổ mũi mẹ nhỏ nước muối liên tục, sơn con ho mẹ cho con uống húng chanh tường xuyên…Sắp tới đây sẽ rất nóng, mẹ sẽ chăm con thế nào đây, dùng quạt hay điều hòa??? Dùng quạt thì hay bạt hơi, dùng điều hòa thì dễ viêm họng … mẹ thực sự lo mùa hè năm nay ko biết mẹ có bảo vệ con khỏi bệnh tật ko?????  Nếu mẹ nghĩ cho mẹ thì mẹ đã đi làm từ rất lâu rồi, nhưng con thì ai trông chứ??? Bà nội thì yếu, bà ngoại vẫn đi làm… mẹ hết cách nên ở nhà chăm con.  Mẹ ko có ai để nhờ vả để chăm con giúp mẹ. Nghĩ đi nghĩ lại mẹ vẫn ko đành để con ở nhà mà ko có mẹ. Mẹ sẽ hi sinh sự nghiệp của mẹ để ở nhà chăm con. Bố con nói là 2 năm đầu đời là quan trọng nhất, mẹ sẽ vứt hết mọi sự khao khát đi làm của mẹ để mẹ ở nhà chăm con đến khi con 2 tuổi hoặc hơn, mẹ sẽ vì con và bố con mà tạm thời ở nhà. Con và bố con là quan trọng nhất đời mẹ nên mẹ sẽ ở nhà chăm con thật tốt để bố yên tâm đi làm. Cuộc sống có nhiều niềm vui, nhưng mẹ vui nhất khi nhìn thấy nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt con và bố con. Cuộc sống có nhiều cái cần để tính, nhưng mẹ sẽ ko tính gì hết để chăm con thật tốt đến khi nào con đi nhà trẻ bố mẹ mới yên tâm. Mẹ không giỏi để có thể vừa đi làm kiếm tiền tốt mà vẫn nuôi con tốt. Cuộc sống có nhiều cái được và cái mất, con đường của mẹ đi sẽ không phải do mẹ muốn nữa mà mẹ sẽ đi theo mỗi bước chân con. Có thể mẹ ko được làm điều mẹ muốn, nhưng mẹ chấp nhận đương đầu! Bởi vì con là tất cả!!!

Yêu con

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Cảm xúc của mẹ

Thư gủi Joe



Hôm nay mẹ thực sự buồn và lo lắng cho con. Mẹ ko thích cái cảm xúc hiện tại này. Phải chăng vì mẹ quá sốt ruột và bao bọc con quá chăng. Phải chăng mẹ đã thất bại trong bước đầu cho con tập ăn dặm??? Mẹ điên đầu vì khoản ăn uống của con. Mẹ cảm thấy chạnh lòng khi các bà mẹ khác khoe về thành quả của mình cho con ăn dặm thành công. Mẹ phải nhìn lại ngay cách mẹ nuôi và chăm sóc con. Tất cả những cái gì chuẩn đều ko áp dụng được cho con, vì con luôn đi ngược lại. Mẹ thấy phiền lòng và ko muốn nói nhiều nữa Joe ạ. Mẹ mong con của mẹ bớt hiếu động đi và ngoan ngoãn cho mẹ nhờ con nhé!

Yêu Joe

Cách nấu nước Dashi

Lâu nay mẹ vẫn thường dùng nước dashi để nấu ăn cho con. Mẹ chỉ làm theo công thức có sẵn là có nước dashi để dùng. Nhưng mới đây, mẹ tìm được bí quyết nấu nước dashi ngon kiểu Hàn Quốc và đã thử nghiệm. Quả nhiên, nước dashi ngon hơn hẳn cách mẹ từng làm.
Amino acid là thành phần chính trong nước dashi, bao gồm cả glutamic acid thiên nhiên và các chất vi lượng khác. Những chất này có tính tan và hòa tan được trong nước nhưng không phải lúc nào ngâm rong biển trong nước những chất trên đều tan mà cần phải có điều kiện nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ thích hợp là 60-900C. Chính vì vậy, cần phải duy trì nước ở nhiệt độ 60-900C thì mới có được nước dashi lý tưởng. Nếu nhiệt độ nước thấp hơn 600C hoặc cao hơn 900C thì nước dashi thu được có mùi tanh tanh vì các chất amino acid không chiết ra được nên nước dashi đó sẽ mất ngon. Nhiều người làm nước dashi bằng cách ngâm dashi trong nước lạnh hoặc đun sôi dashi với lửa nhỏ nhưng cách làm như vậy đều không thu được nước dashi ngon.
Nhưng làm cách nào để duy trì nước ở nhiệt độ 60-900C? Cách làm khá đơn giản. Bắc nồi nước lên bếp (không đậy nắp), khi thấy thành nồi có những hạt bong bóng nước thì lúc này nhiệt độ nước đã lên tới 600C, và ngay trước khi nước bắt đầu sôi là lúc nhiệt độ nước lên tới 900C. Vậy khi nước đã lên tới 600C hãy vặn lửa nhỏ tối đa. Làm như vậy nước sẽ chỉ bốc hơi trên bề mặt mà không thể sôi. Như vậy, chúng ta có thể duy trì nước ở nhiệt độ cao hơn 600C trong vài giờ.
Sau đây là công thức nấu nước dashi.
1. Chuẩn bị      
   - Nồi có đường kính 30 cm
  
- 100 g rong biển khô
   - 5 lít nước
   -  Một nắm tay cá cơm khô hoặc 2 – 3 muỗng lớn tôm khô (hoặc 150 g cá ngừ khô bào mỏng theo kiểu Nhật)
2. Thực hiện
   - Cho 5 lít nước vào nồi bắc lên bếp (không đậy nắp)
   - Cho rong biển và cá cơm khô đã rửa sạch vào nồi
   - Khi trên thành nồi có hạt bong bóng nước thì vặn lửa nhỏ hết mức trong vòng 4 – 5 tiếng
   - Khi nước dashi đã vàng ươm, trong vắt thì vớt bỏ rong biển và vặn lửa to hơn cho nước sôi rồi rồi nhanh chóng vớt bỏ cá cơm khô.
Cách nấu nước dashi kiểu Hàn và Nhật tương đối giống nhau chỉ khác thành phần nguyên liệu. Người Hàn dùng rong biển và cá cơm khô thì người Nhật dùng rong biển và cá ngừ khô bào mỏng để nấu nước dashi. Vị của nước dashi kiểu Hàn và Nhật cũng tương đối giống nhau vì hương vị ngọt thơm tự nhiên của nước dashi chủ yếu nhờ các chất chiết ra từ rong biển.
Nước dashi để nguội cho vào bình thủy tinh đậy kín, bảo quản ở ngăn lạnh dùng trong 4-5 ngày. Nước dashi có thể dùng để nấu canh, lẩu, súp thích hợp với mọi nguyên liệu.

Cách nấu nước dashi

Nguồn từ blog của mẹ bé Minh Châu. Xin phép mẹ bé copy bài về blog nhé!

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Lẩu Thái

Mẹ Joe chán ăn cơm nên thay đổi với lẩu Thái, ăn kèm với hoa bí rất ngọt và lạ.
Nguyên liệu: thịt bò, tôm, sả, lá chanh, nước hầm gà, rau ăn kèm, sốt Tom Yum của Thái.
                                     Cho sả, lá chanh, 1 chút sốt Tọm Yum vào cho vừa miêng.
Hạ lửa 

Hoa diếp cá

Đã có bạn nào nhìn thấy hoa diếp cá chưa? Mẹ Joe luôn rung động trước những bông hoa, đây là lần đầu tiên mẹ Joe nhìn thấy hoa diếp cá khi mua lá diếp cá về làm thuốc cho Joe uồng.
                                     Nhìn ko rõ lắm nhỉ, nhà mẹ Joe cũng có cả cỏ ba lá nữa nè.
Mẹ Joe chả biết chụp ảnh nên nhìn bông hoa chẳng nét gì cả hix hix.
Mẹ Joe cắm vào cốc cho tươi, được 1 ngày thì vứt đi ko mọi người lại bảo mẹ Joe dở hơi ha ha ^=^.
Bonus thêm ảnh hoa cứt lợn khi làm thuốc cho Joe!

Salad dish add fresh life

Nếu như bạn lười ngọt hoa quả để ăn hay trong gia đình bạn có nhiều người bỏ luôn cả thói quen ăn hoa quả, thì salad trái cây sẽ là giải pháp cho bữa ăn của bạn thêm nhiều màu sắc và vitamin. Hãy cùng khám phá và học cùng mẹ Joe các món ăn mới để mâm cơm trong gia đình chúng ta luôn đầy ắp tiếng cười và luôn mới mẻ nhé các bạn.
                 Đĩa salad này gồm các loại hoa quả sạch và rẻ lại bổ dưỡng: củ đậu, dứa, nho, cam. Cảm nhận sẽ rất thú vị, trên hết mọi người trong gia đình bạn đều đc ăn các loại hoa quả khác nhau với 1 cách rất riêng đúng ko nào.
Mùa này đang nhiều dứa và củ đậu, hãy thêm hoa quả vào bữa ăn cho gia đình bạn nhé!

Nếu như đía salad ở trên mang tới cho bạn cảm giác thanh mát thì đĩa salad này sẽ mang cho bạn cảm giác mới chua chua cay cay va ngọt. Rắc 1 chút đậu phộng rang lên ăn rất bùi, bạn có muốn thử ko nào ^=^.
                                     Nguyên liệu gồm xoài xanh, loai 15k/kg, ở chợ bán rất nhiều.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Món ăn dân dã từ ngô

Joe của mẹ đã bắt đầu ăn cháo, hn mẹ mua ngô về xay ra chắt lấy nước cốt để cho thêm vào nồi cháo cho con. Trộm vía Joe của mẹ có vẻ thích ăn cháo ngô và cả cháo bí ngô, cà rốt, khoai tây nữa.
Một bắp mẹ dành cho Joe, còn bắp kia mẹ luộc lên lấy 1 ít nước uống còn 1 ít nấu chè từ bã ngô làm cho con ^=^. Vậy là con vừa được ăn ngô và cả nhà cũng được ăn cùng con luôn.
                                               Oah cốc chè ngô thật là thơm ngon!

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More