Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Cách nấu nước Dashi

Lâu nay mẹ vẫn thường dùng nước dashi để nấu ăn cho con. Mẹ chỉ làm theo công thức có sẵn là có nước dashi để dùng. Nhưng mới đây, mẹ tìm được bí quyết nấu nước dashi ngon kiểu Hàn Quốc và đã thử nghiệm. Quả nhiên, nước dashi ngon hơn hẳn cách mẹ từng làm.
Amino acid là thành phần chính trong nước dashi, bao gồm cả glutamic acid thiên nhiên và các chất vi lượng khác. Những chất này có tính tan và hòa tan được trong nước nhưng không phải lúc nào ngâm rong biển trong nước những chất trên đều tan mà cần phải có điều kiện nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ thích hợp là 60-900C. Chính vì vậy, cần phải duy trì nước ở nhiệt độ 60-900C thì mới có được nước dashi lý tưởng. Nếu nhiệt độ nước thấp hơn 600C hoặc cao hơn 900C thì nước dashi thu được có mùi tanh tanh vì các chất amino acid không chiết ra được nên nước dashi đó sẽ mất ngon. Nhiều người làm nước dashi bằng cách ngâm dashi trong nước lạnh hoặc đun sôi dashi với lửa nhỏ nhưng cách làm như vậy đều không thu được nước dashi ngon.
Nhưng làm cách nào để duy trì nước ở nhiệt độ 60-900C? Cách làm khá đơn giản. Bắc nồi nước lên bếp (không đậy nắp), khi thấy thành nồi có những hạt bong bóng nước thì lúc này nhiệt độ nước đã lên tới 600C, và ngay trước khi nước bắt đầu sôi là lúc nhiệt độ nước lên tới 900C. Vậy khi nước đã lên tới 600C hãy vặn lửa nhỏ tối đa. Làm như vậy nước sẽ chỉ bốc hơi trên bề mặt mà không thể sôi. Như vậy, chúng ta có thể duy trì nước ở nhiệt độ cao hơn 600C trong vài giờ.
Sau đây là công thức nấu nước dashi.
1. Chuẩn bị      
   - Nồi có đường kính 30 cm
  
- 100 g rong biển khô
   - 5 lít nước
   -  Một nắm tay cá cơm khô hoặc 2 – 3 muỗng lớn tôm khô (hoặc 150 g cá ngừ khô bào mỏng theo kiểu Nhật)
2. Thực hiện
   - Cho 5 lít nước vào nồi bắc lên bếp (không đậy nắp)
   - Cho rong biển và cá cơm khô đã rửa sạch vào nồi
   - Khi trên thành nồi có hạt bong bóng nước thì vặn lửa nhỏ hết mức trong vòng 4 – 5 tiếng
   - Khi nước dashi đã vàng ươm, trong vắt thì vớt bỏ rong biển và vặn lửa to hơn cho nước sôi rồi rồi nhanh chóng vớt bỏ cá cơm khô.
Cách nấu nước dashi kiểu Hàn và Nhật tương đối giống nhau chỉ khác thành phần nguyên liệu. Người Hàn dùng rong biển và cá cơm khô thì người Nhật dùng rong biển và cá ngừ khô bào mỏng để nấu nước dashi. Vị của nước dashi kiểu Hàn và Nhật cũng tương đối giống nhau vì hương vị ngọt thơm tự nhiên của nước dashi chủ yếu nhờ các chất chiết ra từ rong biển.
Nước dashi để nguội cho vào bình thủy tinh đậy kín, bảo quản ở ngăn lạnh dùng trong 4-5 ngày. Nước dashi có thể dùng để nấu canh, lẩu, súp thích hợp với mọi nguyên liệu.

Cách nấu nước dashi

Nguồn từ blog của mẹ bé Minh Châu. Xin phép mẹ bé copy bài về blog nhé!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More