Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Nghẹt mũi ở trẻ dưới 1 tuổi


Khi bé bị nghẹt mũi, bé sẽ cảm thấy rất khó chịu. Có thể do lạnh hoặc dị ứng nhưng nghẹt mũi sẽ trở thành một vấn đề thực sự, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có một số việc bạn có thể làm để giúp bé thoát khỏi bệnh nghẹt mũi.

Sau đây là một số cách chữa nghẹt mũi mà con bạn có thể mắc phải:

1. Không cho bé dưới ba tháng tuổi uống thuốc. Thậm chí nếu đó là thuốc dành cho trẻ em, cũng không cho bé uống. Thay vì giải quyết vấn đề nghẹt mũi, nó có thể gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy, luôn tránh cám dỗ cho bé uống thuốc.

2. Thay vì cho bé uống thuốc, bạn có thể sử dụng một số cách giúp bé khỏi bệnh nghẹt mũi. Những giọt nước muối rất hữu ích trong trường hợp này. Nhỏ vài giọt nước muối vào trong mũi của bé. Mát xa bên mũi mà bạn nhỏ nước mũi vào.

3. Một lựa chọn hữu ích khác nhằm loại bỏ bệnh nghẹt mũi cho bé đó là biện pháp hút. Có nhiều thiết bị hút được bày bán trên thị trường có thể hút nước nhầy ra khỏi mũi của bé. Những thiết bị này nói chung có bán trong các hiệu thuốc.

4. Tắm hơi cũng là một biện pháp tốt để loại bỏ bệnh nghẹt mũi ở trẻ. Đặt bé vào phòng tắm và bật vòi hoa sen ở mức nóng có thể. Ngồi trong nhà tắm với bé. Khi bé thở trong hơi nước nóng, nó sẽ làm thoát đờm dãi trong ngực bé giúp rửa sạch đường mũi của bé.

5. Hãy nhớ, bởi vì bé bị nghẹt mũi nên bé phải thở bằng miệng. Điều này có thể làm bé bị mất nước. Đảm bảo bé uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây hoặc các loại nước khác giúp ngăn tình trạng mất nước.

6. Nhiều bé sẽ hoảng sợ khi bé không thở tốt bằng mũi bởi vì bé bị nghẹt mũi. Trong thời gian bé bị nghẹt mũi, việc giúp bé cảm thấy an tâm là điều rất quan trọng đối với bé.

Nghẹt mũi có thể là một điều rất khó khăn đối với bé nhưng nếu bạn thực hiện đúng các bước, bạn có thể giúp bé loại bỏ bệnh nghẹt mũi rất dễ dàng. Hãy nhớ, không cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào khi bé dưới ba tháng tuổi.

1. Đừng hút mũi bé bằng…miệng (nếu bé không bị sặc)

- Hút bằng miệng là vô tình đưa vi trùng từ miệng của mẹ vào mũi của bé. Tốt nhất là dùng cây tăm bông quấn sẵn, làm sạch và thông thoáng mũi bằng giấy mềm sạch là an toàn nhất! -
- Nếu bé ói ra đường mũi thì tạm thời hút ngay bằng miệng, chứ đừng chờ lấy đồ hút, bé sẽ tím tái ngay vì hít thức ăn vào phổi
Làm sạch mũi bằng cách mua một chai nước muối sinh lý 9 phần ngàn (0,9%o) mà ở tiệm thuốc tây nào cũng có bán, rồi nhỏ vào mũi của bé 2-3 giọt mỗi bên mũi. Sau khi nhỏ nước muối, dùng giấy thấm mềm (khăn giấy mềm) quấn lại như cái sâu kèn, rồi lần lượt đưa vào mũi của bé, làm từng mũi một, khi sâu kèn thấm ướt dịch mũi thì lấy ra và thay bằng con sâu kèn sạch khác, đến lúc khô và thông mũi thì sang mũi bên kia. Ngày làm khoảng vài ba lần hoặc khi thấy cháu tắc mũi, làm trước khi cho cháu bú. Trước khi làm sạch mũi cho bé, mẹ phải rửa tay sạch bằng xà bông để tránh nhiễm trùng cho con. Tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn cho trẻ, vì sẽ làm bé ngộ độc, đặc biệt là trẻ sơ sinh đến dưới 7 tuổi. Triệu chứng ngộ độc thuốc gây co mạch là sau khi nhỏ vài giọt thuốc nhỏ mũi bé sẽ vã mồ hôi, tay chân lạnh, lừ đừ, thở yếu, hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử trí kịp thời.
Đối với trẻ lớn thì hướng dẫn trẻ hỉ mũi. Dùng một ngón tay bịt một mũi, hỉ mũi thật sạch, rồi đổi tay bịt mũi bên kia. Không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi hoặc kháng sinh khi chưa đi khám bác sĩ.
Trường hợp bé khò khè khó thở, bạn nên đưa bé đi khám ngay để bác sĩ giúp bạn tìm đúng nguyên nhân bệnh và tư vấn cách điều trị tốt nhất!
2. Nước biển lấy từ độ sâu sử dụng cho trẻ 2 tháng tuổi trở lên
Con gái tôi gần 2 tháng tuổi. Bé thường hay bị nghẹt mũi nên bú mẹ không được nhiều. Tôi thường thông mũi bé bằng nước muối clorid 0,9%, nhưng thấy không hiệu quả lắm. Cho tôi hỏi tôi có thể dùng nước biển sâu để sử dụng cho bé không, lấy nước mũi bé ra bằng cách nào (Bé nghẹt mũi nhưng không thấy chảy mũi, chỉ hắt xì thôi), nếu sử dụng được thì bao nhiêu lần trong 1 ngày.
Xin cảm ơn
Nghẹt mũi là một trong những triệu chứng thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài Natri clorid 0.9% (chỉ chứa Natri clorid), bạn có thể dùng nước biển sâu để thông mũi cho bé. Nước biển sâu là chế phẩm được tinh chiết từ nước biển ở độ sâu 450 m chứa nhiều nguyên tố vi lượng đặc biệt là ion đồng, kẽm có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, săn se niêm mạc, phục hồi các niêm mạc suy yếu.
Vì chế phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên không chứa chất bảo quản, chất co mạch hay kháng sinh nên không gây bất kỳ tác hại nào cho niêm mạc mũi. Bạn có thể vệ sinh mũi cho bé theo cách sau: Để bé ở tư thế nằm, nhỏ vào mỗi lỗ mũi bé 2-3 giọt Nước biển sâu làm loãng dịch mũi, sau đó dùng tăm bông nhẹ nhàng lấy dịch mũi ra. Dùng 2-3 lần/ngày. Bạn nên tìm mua dạng nhỏ giọt (15ml) cho phù hợp với độ tuổi của bé.
Nếu tình trạng nghẹt mũi của bé kéo dài, bạn nên đưa bé đến khoa sơ sinh của các bệnh viện để được khám và can thiệp sớm nếu có gì bất thường.
3. Không được dùng thuốc xịt mũi co mạch cho trẻ nhỏ hơn 7 tuổi.

Thuốc nhỏ mũi co mạch được dùng phổ biến ở nước ta là Naphazoline, có tên là Rhinex 0,05%, Nasoline 0,05% không được dùng cho trẻ nhỏ hơn 7 tuổi. Tuy nhiên thực tế nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch thường xảy ra ở nhóm tuổi từ 1 tháng đến 3 tuổi, do người nhà tự ý dùng loại thuốc này cho trẻ em. Chỉ cần nhỏ 2 giọt là đã đủ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Đáng lưu ý là thân nhân của những trẻ này biết rõ thuốc sử dụng phổ biến cho người lớn nhưng lại không biết tác dụng phụ cũng như giới hạn tuổi sử dụng của loại thuốc này ở trẻ em.

Ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch gây ra những tác hại như thế nào?

BS Nguyễn Thị Kim Thoa: Sau khi nhỏ mũi từ 30 phút đến 2 giờ, sẽ xuất hiện các biểu hiện vã mồ hôi, tay chân lạnh ngắt. Nhanh chóng sau đó, trẻ lừ đừ, hôn mê, thở yếu. Thậm chí có những dấu hiệu nặng như ngưng thở từng cơn, nhịp tim không đều có thể dẫn đến tai biến nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Những biện pháp nào có thể phòng tránh ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch ở trẻ em?

BS Nguyễn Thị Kim Thoa: Thực tế cho thấy mặc dù triệu chứng nghẹt mũi rất hay gặp ở trẻ em nhưng đa số các bà mẹ không biết cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh nên đã tự ý điều trị nghẹt mũi theo kinh nghiệm hay mua thuốc không toa. Do vậy để phòng tránh ngộ độc thuốc nhỏ mũi ở trẻ em, cần tuyên truyền rộng rãi, nhắc nhở lại khuyến cáo không dùng thuốc nhỏ mũi co mạch cho trẻ em dưới 7 tuổi. Ngoài ra, những thân nhân của trẻ; các cô giáo ở nhà trẻ, trường mầm non, mẫu giáo cũng cần biết cách chăm sóc trẻ khi bị nghẹt mũi để tránh tai biến cũng như diễn tiến bệnh kéo dài gây biến chứng.

Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi.
BS Nguyễn Thị Kim Thoa: Áp dụng biện pháp làm thông mũi như sau:

- Đối với trẻ nhỏ, làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn:
. Dùng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi.
. Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi.
- Đối với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ hỉ sạch mũi từng bên đúng cách. Dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, hỉ mũi bên kia và tiếp theo làm ở bên mũi còn lại,
Hướng dẫn trẻ tránh thói quen hỉ mũi thật mạnh cả 2 bên, động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ.
Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày và trước khi cho trẻ bú, ăn. Ngoài ra, chăm sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần tăng cường nước uống và dinh dưỡng đầy đủ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có ý kiến của bác sĩ.

Những điều không nên làm
- Dùng miệng để hút mũi trẻ, sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ
- Tự ý dùng kháng sinh để trị nghẹt mũi

Xử lý khi bé bị ngạt mũi
Ngạt mũi là do tình trạng viêm, làm cho đường mũi bị tắc. Đối với bé, đây là bệnh thường gặp. Nhiều bậc cha mẹ chủ quan không chữa triệt để cho bé, điều này làm nảy sinh nhiều biến chứng nặng hơn: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi...

Thuốc chống ngạt mũi phần lớn có tác dụng làm co mạch, giảm phù nề, trả lại sự thông thoáng cho mũi nhưng chỉ có tác dụng chữa triệu chứng; không có tác dụng điều trị triệt để căn nguyên gây bệnh.
Đặc biệt không được tự ý mua thuốc nhỏ mũi cho con ở ngoài hiệu thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, nhất là các loại thuốc sau:

- Các loại thuốc mà trong thành phần ghi có chứa menthol hay tinh dầu bạc hà.

- Naphazolin (thuốc gây cường giao cảm). Tác dụng tại chỗ là thuốc gây co mạch mạnh, kéo dài, làm cho máu không đến được niêm mạc mũi, gây hoại tử.

- Xylomethazolin có tác dụng như naphazolin nhưng yếu hơn...

Khi bé bị sổ mũi thường xuyên, không nhất thiết phải đưa đị bệnh viện, nhưng phải đưa đến trạm y tế xã để bác sĩ kê đơn cho loại thuốc phù hợp.
Trước khi dùng thuốc, phải tiến hành vệ sinh mũi, thao tác này quan trọng ngang với việc dùng thuốc: Vệ sinh mũi cho bé ngày 3 lần hoặc nhiều hơn bằng dung dịch nước muối sinh lý (natriclorid 0,9%).

Thao tác như sau: Nhỏ vào mỗi bên mũi bé 2-3 giọt/lần. Nếu bé đã biết xì mũi ra là tốt nhất, nếu không phải lấy khăn sạch thấm và rửa nước mũi cho bé. Sau khi vệ sinh mũi sạch sẽ thì mới nhỏ các loại thuốc theo chỉ định của cán bộ y tế. 

Nguon tu: vochongtre.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More