Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Món ngon cho bé từ khoai lang

I have a few suggestions for you to make your children look forward to each meal.
1. Khoai lang hầm bí đỏ

Nguyên liệu:

    * 2 chén khoai lang
    * 1 chén bí đỏ

Món ngon cho bé từ khoai lang

Cách làm:

Khoai lang gọt vỏ, cắt miếng, bí đỏ cũng gọt vỏ cắt mêng nhỏ. Cho bí và khoai vào một cái nồi thêm chút nước xâm xấp, đun sôi.
Sau khi sôi thì nhỏ lửa và hầm âm ỉ đến khi khoai và bí chín, khoảng 6 phút.

Khoai và bí chín mềm nhừ thì cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, nếu đặc quá thì bạn cho thêm một chút nước nữa vào xay đến khi hỗn hợp mịn mượt.

Để khoai và bí xay nguội hẳn thì chia làm nhiều phần nhỏ rồi cho vào tủ lạnh. Có thể cho bé ăn dần trong 3 - 5 ngày. Mỗi lần ăn lại lấy riêng từng phần nhỏ ra hâm nóng lại hoặc cho vào lò vi sóng vài phút là được.
Khoai - bí được cho vào lọ và bảo quản trong tủ lạnh

Món ngon cho bé từ khoai lang2. Bột sữa khoai lang

    * 1 chén khoai lang hấp chín
    * 3 thìa bột gạo
    * 1 thìa nhỏ bơ nhạt
    * 1 thìa nhỏ đường (tùy chọn)
    * 4 thìa sữa bột

Cách làm:

Khoai lang hấp chín nghiền nhỏ.
Hòa bột vào nước lạnh, khoai lang, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín.
Tiếp đến cho 1 thìa bơ nhạt vào trộn đều, sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào. Khuấy đều một lần nữa rồi cho ra đĩa

Món ngon cho bé từ khoai lang3. Súp gà khoai lang và đậu xanh:

Súp sánh, có đủ thịt rau rất thơm ngon

Nguyên liệu:

    * Một miếng thịt gà
    * Một nắm nhỏ đậu xanh
    * Một nắm nhỏ gạo tẻ
    * 2 củ khoai lang, gọt vỏ thái nhỏ

Nồi súp gà - khoai và đậu trước khi xay


và sau khi xay nhuyễn

Cách làm:

Rửa sạch miếng thịt gà, cho vào nồi nước đun sôi, luộc kỹ trong 15 – 20 phút.
Đến khi thịt gà chín mềm thì vớt gà ra gỡ lấy phần thịt, bỏ xương đi, bạn nên cẩn thận lọc lại phần nước dùng vừa đun, chắt nước sang nồi khác và bỏ phần cặn đi.
Cho thịt gà, khoai lang, đậu xanh và gạo tẻ vào đun. Ninh nhừ các nguyên liệu trong 30 phút. Nêm một chút xíu gia vị. Sau đó tắt bếp.
Chờ súp nguội bớt rồi cho vào máy xay xay nhuyễn. Khi nào bé ăn thì múc một phần nhỏ ra hâm nóng lại.

Nguồn tham khảo từ: tapchiamthuc

Khoai lang được ví như củ Sâm đất, thật là kì diệu phải không nào. Bạn đã biết gì về những lợi ích của củ Sâm đất???

Khoai lang không chỉ đơn thuần là một món ăn phổ biến mà chúng còn có nhiều lợi ích sức khỏe. Ngày nay trên thị trường xuất hiện đa dạng chủng loại như khoai tím, khoai vàng, hay khoai trắng bở. Dù ở dạng nào đi chăng nữa, chúng cũng rất giàu nguồn dinh dưỡng.
Chứa một lượng dưỡng chất khổng lồ.

Đó là vitamin A và vitamin C, hai chất chống ôxy hóa hiệu quả, rất tốt cho da, thị lực, xương và cơ chắc khỏe. Hơn nữa, chúng còn có tác dụng loại bỏ các thương tổn da, chống hình thành gốc tự do, phục hồi mô và tế bào chết nhanh chóng. Vì khoai tây chứa nhiều kẽm, sắt, magiê, nên có thể chống nghẹt mũi, hen suyễn, viêm phế quản hay thấp khớp. Hơi nước khoai lang luộc sẽ làm cho các khớp thư giãn và không còn đau.

Chữa viêm dạ dày

Chính vì có nhiều vitamin C, B-complex, beta carotene, kali, canxi nên khoai lang mới có khả năng chữa viêm dạ dày, ngừa ung thư nhất là ung thư đại tràng, ung thư thận, biểu mô, các tuyến… và các tình trạng viêm nhiễm của ruột. Ngoài ra chất xơ của nó còn có tác dụng dễ tiêu hóa, giảm đau đớn, giảm viêm nhiễm các vết lở loét và tăng cường hệ miễn dịch.

Chữa tiểu đường

Vì khoai lang có nhiều vitamin A, nên rất tốt cho ổn định nồng độ đường trong máu bằng cách giúp bài tiết và thực hiện chức năng của hàm lượng insulin. Thế nhưng, không được ăn bừa bãi. Trong trường hợp bệnh nhân tụt huyết áp, thì nên ăn nhiều hơn một chút để tăng huyết áp.

Các tác dụng khác

Khoai lang có tác dụng cân bằng lượng nước có trong cơ thể. Do có giá trị dinh dưỡng cũng như chất khoáng, chất xơ nên lại tốt cho cả bệnh trĩ (lòi rom). Ngoài ra, chúng còn giúp người nghiện thuốc lá, nghiện rượu hạn chế đáng kể mức tiêu thụ. Khoai lang còn tốt cho động và tĩnh mạch, không bị xơ vữa động mạch.

Nguồn từ: thegioisanhdieu.vn

Giá trị của Khoai lang trong tây y: 

Tùy thuộc vào màu của khoai lang mà các thành phần dinh dưỡng có khác nhau; và người ta sử dụng khoai lang cả vỏ để làm món ăn tốt cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoai lang có tác dụng đối với:

* Tiểu đường: Bột tinh lọc từ khoai lang trắng có khả năng giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường týp 2. Những người được cho uống bột khoai lang này cho thấy có sự suy giảm đáng kể về đường huyết khi đói và cả về cholesterol xấu LDL. Thành phần glycoprotein cũng như các hoạt chất trong khoai lang đã cho thấy những hiệu quả nhất định và các nghiên cứu vẫn còn tiếp tục.
Một nghiên cứu khác cho thấy chiết xuất anthycyanin trong khoai lang tím có thể ức chế một enzym chịu trách nhiệm về mức tăng đường huyết sau khi hấp thu đường. Tất nhiên, còn quá sớm để có thể đánh giá toàn diện và đúng mức khả năng phòng chống tiểu đường của khoai lang (vì hàm lượng glucid của khoai rất cao mà người tiểu đường cần kiểm soát trong chế độ ăn).
* Tim mạch: phénolic trong lá khoai lang có thể giảm tính oxy hóa của cholesterol LDL, một yếu tố gây bệnh tim mạch. Người ta cho rằng chính các anthycyanin của khoai lang tím có thể tác động hiệu quả bảo vệ trên thành trong của các mạch máu. Họ còn cho biết chiết xuất từ lá khoai lang tím có thể làm mạch máu dẻo dai hơn, đặc biệt là động mạch chủ.
* Hệ miễn dịch: một poly-saccharid cô lập từ khoai lang sẽ có hiệu quả tốt cho hệ miễn dịch và tăng sự tăng sinh của các lymphocyte và hoạt động thực bào, hai hệ thống bảo vệ cơ thể. Hơn nữa người ta đã chứng minh được thành phần “chống tiểu đường” của khoai lang trắng kích thích hệ miễn dịch. Tuy vậy vì cơ chế có vai trò trong phản xạ miễn dịch rất phức tạp cho nên cần nhiều thời gian và nghiên cứu khác nữa để bổ xung thêm về hiệu quả tác dụng của vài thành phần hoạt chất của khoai đối với miễn dịch.
* Ung thư: một nhóm nghiên cứu thuộc đại học quốc gia Kansas, Mỹ, do giáo sư Soyoung Lim phụ trách đã có báo cáo tại Hội nghị kinh nghiệm sinh học tại New Orleans hồi tháng 4/2009 về chất anthocyan trong vỏ khoai lang tím, một flavanoid tạo nên màu tím thẫm, có khả năng ngăn ngừa ung thư. “Phải là loại khoai lang mà cả vỏ lẫn ruột đều có màu tím thẫm.”, giáo sư nhấn mạnh. Cũng trong khoai lang tím có hai thành phần khác là cyanidin và péonidine mà nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên các tế bào ung thư trực tràng. Hai thành phần này tỏ ra có hiệu quả ngăn chặn sự tăng sinh của tế bào ung thư khá rõ rệt.

Gía Trị của Khoai lang trong đông y:
Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: cam thử, phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Khoai lang được dùng để chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ. Chữa cảm sốt mùa nóng: Thời tiết nóng dễ gây cảm sốt, không ra được mồ hôi. Có thể nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm.
Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:
- Để bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón nên dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
- Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.
- Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều calcium có thể gây sỏi thận.
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong.
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong một tuần. Không ăn khoai bị sùng (hà), hoặc đã nảy mầm và vỏ chuyển màu (vì chứa chất độc).

 Nguồn từ: suckhoevadoisong.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More