Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Tham khảo phương pháp cho con ăn dặm kiểu Pháp, Nhật

Mẹ Joe xin phép mẹ Sâu Béo và mẹ bé Minh Châu post bài ăn dặm cho con nhé. Mình thấy bài viết của hai mẹ rất hay nên muốn copy về web của mình để học tập. Hiện tại mẹ Joe cho Joe ăn dặm ko theo kiểu nào cả. Mẹ Joe kết hợp cả tây cả ta lẫn lộn, học hỏi các điều hay và cảm thấy hợp lý thì áp dụng cho con thôi.


Ăn dặm của trẻ con ở Pháp nói chung

I. Ăn dặm từ tháng thứ 7 đến 1 tuổi:

  • Không dùng muối, ko tốt cho thận bé.
  • Không dùng bột gạo. Bột gạo chứa nhiều gluten, ko tốt cho đừơng tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi. Dùng khoai tây là tốt nhất.
  • Không dùng lòng trắng trứng gà, dễ gây dị ứng.
  • Dùng thìa nhựa vừa miệng bé, các cạnh tù.
  • Sữa dành cho bé từ 5 tháng – 1 tuổi. ở Pháp thì vẫn là sữa bột.
  • Không bế khi cho ăn. Phải ngồi transat hoặc ghế ngồi
  • Không bao giờ ép ăn, ép bú, đi rong. Bé ko bao giờ chết vì đói, trừ khi nó ở Châu Phí. Bé ko ăn vì nó ko thích hoặc ko đói. Nếu bé ko ăn thì cho ăn cái khác. Thậm chí nhịn 1 bữa, bữa sau bé tất ăn bù và ngon miệng.
  • Nhìn chung thì trứoc 1 tuổi bé dễ ăn, cho gì ăn nấy. Sau 1 tuổi bé có gu, kén chọn hơn.
  • Ăn 4 bữa/ngày, ko hơn. Chỉ ăn súp 1 lần vào buổi trưa. Nếu nó uống quá ít sữa vào buổi tối thì cho ăn thêm tí súp buổi tối (từ tháng thứ 9 trở đi). Ko ăn quá nhiều súp buổi tối, hại gan.

1. Tháng thứ 7

Chỉ ăn 1 bữa súp rau trong tháng này. Cách làm:
  • 1-2 củ khoai tây + 1 loại rau : cải, cải cúc, đỗ xanh, xu hào, su su, cà rốt, xà lách, rau ngót, rau muống, rau rền….. Không dùng cà chua, rau thơm. Thái khoảng bằng đốt ngón tay, đổ sấp nuớc, đun sôi khoảng 10 phút, khi thấy chín khoai tây (thừong thì khoai tây lâu chín hơn, vì thế có thế cho rau vào sau khoai tây). Đổ vào bính sinh tố xay nhuyễn.
  • Lúc mới ăn súp thì bé sẽ chỉ ăn 1-2 thìa thôi, thậm chí chả ăn, vì nó chưa quen, bé chỉ quen uống lỏng như sữa thôi mà. Ko sao. Hàng ngày cứ làm thế cho bé ăn cho quen. Sau đó cho thêm bình sữa. Bé sẽ ăn nhiều dần đến khoảng 2-300g (trên lưng bát tô)
  • Lúc này nên làm 1 loai rau trong 2 ngày, để nó quen. Ví dụ: hôm nay rau cải, mai cũng rau cải. ngày kia chuyển sang rau khác.
Bố trí bữa ăn: ngày 4 bữa, nên ăn đúng giờ, ko ăn vặt:
  • Sáng 7-8h: Sữa. Sữa mẹ hoặc bình : khoảng 250ml. Có thể thêm bột ngư cốc cho no lâu chắc dạ, loại dùng pha thêm vào sữa cho baby. Không chứa gluten, đường. Nếu bé bị táo bón thì ko nên dùng.
  • Khoảng 9-10h, bé ngủ khoảng 1h.
  • Trưa, 11-12h : Súp rau + Sữa. Nếu ăn được nhiều súp thì giảm sữa đi.
    Ngủ trưa khoảng 2-3h.
  • Chiều : 16h Sữa.
    Ngủ chiều tối khoảng 30-1h từ 6-7h.
  • Tối 7-8h: Sữa. Có thể cho thêm bột ngũ cốc như bữa sáng.
    Ngủ đêm : khoảng 8h30-9h. Có thể ngủ muộn hơn nếu lúc chiều tối ngủ đậy muộn họặc ngủ nhiều

2. Tháng thứ 8

Có thể cho thêm 1 miếng Bò cười vào súp khi xay. Ko nấu chín với rau mà cho vào khi xay rau, khoai tây. Rất ngậy và thơm. Chưa nên cho ăn bò cười trực tiếp, cho vào súp thì hay hơn. Mỗi ngày 1 loại rau thay đổi.
Bữa trưa: ăn đặc hoàn toàn. Có thể làm súp rau, sau đó tráng miệng sữa chua hoặc phomát tưoi, phomat trắng (nó sệt như sữa chua) dành cho bé. Nếu ko có thì lấy sữa chua của người lớn ko đường, rồi cho tí tẹo đường cho dễ ăn.
Bữa chiều: Sữa, hoa quả xay hoặc sữa chua, phomát tươi.
Nếu bé ngồi vững thì chuyển sang ăn ở Ghế Ngồi, có tựa, dây buộc, có bàn trước mặt. Bỏ transat. Lúc nó biết ngồi nó sẽ không thích ngồi ngả kiểu Transat nữa. Ghế ngồi có bàn trước mặt, sau này nó sẽ tập xúc luôn. Mỗi khi xúc cho bé ăn thì đũa cho nó luôn cái thìa, nó cầm ngó ngoáy cho quen.
Sau các bữa ăn, có thể cho ăn thêm hoa quả dạng mẩu nhỏ, bánh mỳ. Cho bé gặm, luyện hàm. Nếu có răng rồi thì nó càng thích. Bé chưa có răng nhưng ăn cam, táo, nho rât tốt. Cho vào bát nhựa, đặt cái thìa vào bát cho bé biết. Thuờng thì bé bốc ăn, bày bừa, vứt bẩn lung tung. Kệ nó, ăn xong dọn dẹp rửa sau. Cho bé ăn như thế bé thích, yên cho bố mẹ ăn.

3. Tháng thứ 9

Bắt đầu cho ăn súp thịt : thịt gà nạc, thịt lợn nạc, không nên cho thịt bò, không thơm. Tuần đâu tiên chỉ làm 20g mỗi ngày – khoảng 2 thìa cafe nhỏ. Cho vào cùng khoai tây, rau để đun rồi xay. Tuần thứ 2 thì 30g/ngày. Cứ dung lượng như vậy đến 1 tuổi. Đừng có làm 100g như các nhà khác, bé ko tiêu hóa đựợc đau, lại hại gan thận. Béo chả hay ho gì, miễn khỏe là được.
Nếu buổi tối bé uống hơi ít sữa thì cho ăn thêm tí súp vào buổi tối. làm từ trưa, chia ra 2 bát, 1 bát để đến tối, khỏi phải làm thêm.
Mỗi lần mua thịt về, thái rửa sạch, thái bằng hạt ngô, cho vào nhiều túi nilon nhỏ, để tủ đá. Mỗi ngày nầu thì lấy 1 túi ra, tiện, khỏi phải lach cạch hàng ngày làm.

4. Tháng thứ 10, 11, 12:

Cho ăn thêm cá, tôm. Chọn cá ko xương thì tốt nhất. Ở siêu thị có thể có bán cá lọc sắn 2 cái lườn, ko xuơng. Nếu cá tanh như cá biển, cá nục… thì rán lên rồi hãy cho vào xay cùng rau khoai tây đã nấu chín, để khỏi tanh. Mình hay dùng cá « Colin Alaska, Cabilaud », cá biển nhưng ko tanh, nên nâu luôn cùng khoai tây và rau. Nên ăn cá 2 lần /tuần.
Có thể cho ăn thêm lòng đỏ trứng gà. Nhưng nên theo dõi vì hay dị ứng : mẩn đỏ, đi ỉa. Nói chúng chả cần cho ăn trứng làm gì.
Thử xay thô, nếu bé thích thì cứ thế tiếp tục. Thậm chí lổn nhổn cũng được.
Bắt đầu cho bé thử vài hạt cơm, miếng thịt. nếu bé có răng hoặc thích ăn như vậy thì cứ cho ăn.
Lúc này bé có thể sẽ không ngủ buổi chiều tối nữa. nếu vậy thì cho ăn tối sớm hơn: khoảng 7h . Đi ngủ từ 8h30-9h. Không nên ngủ muộn sau 9h. Hoocmon tăng truởng ở trẻ em hoạt động mạnh khi nó ngủ, trong khoảng từ 9-12h đêm. Vì thế phải đi ngủ sớm.


                                        THỰC ĐƠN ĂN DẶM KIỂU NHẬT
 5-6 tháng 
Muối không tốt cho thận của bé, vì vậy giai đoạn này không cần nêm muối. Lượng
muối cho bé bằng 1/4 lượng muối cho người lớn. Đối với bé ở giai đoạn này, vị nước
dashi và nước rau luộc là đủ. Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại
giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa
bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực
phẩm trên.
Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng
khoảng 2 ~ 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại.

Cháo
1. Cháo cà rốt (2 phút)
- Nguyên liệu: 2 muỗng lớn cháo 1:10 (30 ml), 2 muỗng
nhỏ cà rốt luộc chín nghiền nhuyễn và rây qua lưới (10 ml)
- Cách chế biến: cháo nghiền nhuyễn, ray qua lưới rồi trộn
với cà rốt.

2. Cháo bắp (5 phút)
- Nguyên liệu: 2 muỗng lớn cháo 1:10 (30 ml), 2 muỗng
nhỏ kem bắp (10 ml)
- Cách chế biến: Cháo nghiền nhuyễn, ray qua lưới. Bắp
nghiền nhuyễn, rây qua lưới rồi trộn với cháo.
�� Có thể dùng bắp nguyên hạt nghiền nhuyễn rồi rây qua
lưới..

3. Bánh mì sữa (5 phút)
- Nguyên liệu: ¼ lát bánh mì (lọai 12 lát), ½ ly sữa (100
ml)
- Cách chế biến: Cắt bỏ phần bìa bánh mì, xé nhỏ bánh mì
trộn với sữa, nấu trên lửa nhỏ đến khi cháo sền sệt.

4. Cháo rau bina (2 phút)
- Nguyên liệu: 2 muỗng lớn cháo 1:10 (30 ml), 2 muỗng
nhỏ rau bina luộc nghiền nhuyễn, ray qua lưới (10 ml)
- Cách chế biến: Cháo nghiền nhuyễn, ray qua lưới rồi trộn
với rau bina.
�� Rau bina dễ tiêu hóa.

5. Khoai tây sữa (10 phút)

- Nguyên liệu: 1/8 củ khoai tây, ½ ly sữa (100 ml)
- Cách chế biến: Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ cho vào sữa nấu
trên lửa nhỏ đến khi chín mềm, bắc ra nghiền nhuyễn, ray
qua lưới.

6. Bí đỏ trộn sữa (10 phút)

- Nguyên liệu: 20 g bí đỏ, ½ ly sữa (100 ml)
- Cách chế biến: Bí đỏ gọt vỏ cắt nhỏ, cho vào sữa nấu trên
lửa nhỏ đến khi chín mềm, bắc ra nghiền nhuyễn, ray qua
lưới.
�� Bí đỏ càng đỏ càng giàu dinh dưỡng.

Hoa quả
7. Đào trộn chanh (3 phút)
- Nguyên liệu: ¼ quả đào, vài giọt chanh
- Cách chế biến: Đào gọt vỏ, đựng trong chén chịu nhiệt,
nhỏ vài giọt chanh, bọc nilon lại, quay trong lò vi sóng 1
phút. Sau đó nghiền nhuyễn, ray qua lưới.
�� Chanh chỉ làm cho đào không bị đổi màu nên không cần
cho nhiều.

8. Sữa chua trộn dưa melon (3 phút)
- Nguyên liệu: ½ muỗng lớn dưa melon (7,5 ml), 2 muỗng
lớn sữa chua không đường (30 ml)
- Cách chế biến: Dưa melon nghiền nhuyễn, ray qua lưới,
trộn với sữa chua.

9. Đậu hũ trộn nước cam (3 phút)

- Nguyên liệu: 1 muỗng lớn nước cam (15 ml), 2 muỗng lớn
đậu hũ non (30 ml)
- Cách chế biến: Đậu hũ luộc sơ, nghiền nhuyễn, ray qua
luới trộn với nước cam.
�� Dùng lọai nước cam dành cho em bé hoặc nước cam vắt
pha lõang tỉ lệ 1:5.

10. Táo nấu (3 phút)
- Nguyên liệu: ¼ quả táo
- Cách chế biến: Táo gọt vỏ, bỏ hạt, bọc nilon, quay trong
lò vi sóng 1 phút 30 giây. Nghiền nhuyễn và ray khi táo còn
nóng.
�� Lọai táo chua khi làm nóng sẽ ngọt.

11. Chuối trộn đậu nành tươi (2 phút)
- Nguyên liệu: 1/8 quả chuối, 1 muỗng lớn đậy nành tươi
(15 ml)
- Cách chế biến: Chuối nghiền nhuyễn, ray qua lưới. Đậu
nành tươi luộc chín, nghiền nhuyễn, ray qua lưới, trộn với
chuối.
�� Chuối làm mất màu xanh của đậu nành tươi.

12. Sữa chua trộn dâu tây (2 phút)
- Nguyên liệu: 2 quả dâu tây, 2 muỗng lớn sữa chua không
đường (30 ml)
- Cách chế biến: Dâu tây nghiền nhuyễn, ray qua lưới, trộn
với sữa chua.
�� Dâu tây giàu vitamin C. Vào mùa dâu, có thể trữ đông
dùng dần.

7-8 tháng (đang cập nhật)

Giai đoạn này có thể cho bé ăn thịt nạc hoặc cá thịt đỏ. Nên cho thêm từng ít một
để đa dạng thực đơn cho bé. Cho bé ăn nhiều loại rau xanh. Những loại rau mềm
như rau bina chỉ cần nấu mềm đi một nửa là vừa.

1a. Cháo đậu Hà Lan và mè đen (10 phút)

- Nguyên liệu: 4 muỗng lớn cháo 1:5 (60 ml), 1 muỗng lớn
đậu Hà Lan (15 ml), 1 muỗng lớn nước dashi (15 ml), một
ít mè đen
- Cách chế biến:
(1) Đậu Hà Lan luộc chín, nghiền nhuyễn, cho nước dashi vào,
rây qua lưới.
(2) Cho (1) và mè đen vào cháo.
�� Đậu Hà Lan tươi có thể trữ đông lạnh.

1b. Cà rốt nghiền nấu cá thịt trắng (20 phút)
- Nguyên liệu: 2 củ khoai tây (70g), 2 muỗng lớn thịt gà băm
nhỏ (30 g), hành lá (thái nhỏ), nước tương、một chút bột
gạo. 2/3 ly nước dashi (170 ml)
- Cách chế biến: (1) Khoai tây để nguyên vỏ, cắt đôi, bọc ni
lông, quay lò vi sóng 2 phút. Để nguội, gọt vỏ, nghiền
nhuyễn. (2) Thịt gà, nước tương, nước dashi cho vào nồi
trộn đều, nấu sôi. (3) Cho hành thái nhỏ và (1) vào (2),
trộn đều. (4) Cho bột gạo vào tạo độ sánh.

2a. Cháo cá dăm và rong biển (5 phút)
- Nguyên liệu: 4 muỗng lớn cháo 1:5 (60 ml), 1 muỗng lớn
cá dăm khô, một chút rong biển
- Cách chế biến:
(1) Cá dăm cho vào cái lọc trà rửa qua cho bớt mặn, băm
nhỏ.
(2) Cho rong biển và (1) vào cháo.
�� Cá dăm khô có thể luộc sơ rồi băm nhỏ.

2b. Khoai tây nghiền nấu gan gà (20 phút)
- Nguyên liệu: 1/4 củ khoai tây, 20 g gan gà, 10 g lá rau
bina, 1 ly rưỡi nước luộc gà (300 ml), nước tương, một ít
bột gạo
- Cách chế biến:
(1) Khoai tây luộc chín, bóc vỏ, nghiền nhuyễn. (2) Gan gà
ngâm trong nước 10 phút, sau đó luộc chín 1 phút rồi
nghiền nhuyễn bằng muỗng. (3) Rau bina luộc chín, rửa
qua nước cho nguội, xắt nhỏ. (4) Cho nước tương và (2)
vào nước luộc gà, đun sôi, chắt bớt nước, cho bột gạo tạo
độ sánh. Cho (1) và (3) vào trộn đều.

3a. Cháo bánh mì và táo (10 phút)
- Nguyên liệu: 1/2 lát bánh mì (loại 12 lát), 1/8 quả táo,
2/3 ly nước dùng (170 ml, nước luộc gà hoặc nước luộc rau)
- Cách chế biến:
(1) Bánh mì cắt bỏ phần bìa, nghiền nhỏ, cho nước dùng
vào nấu đến khi sền sệt.
(2) Táo gọt vỏ, bỏ hạt, mài nhuyễn, cho 2 muỗng lớn táo
vào (1), trộn đều rồi bắc ra.
�� Trong khi nấu, nếu cạn nước thì cho thêm nước dùng vào.

3b. Đậu hũ, cà chua trộn cá ngừ (10 phút)
- Nguyên liệu: 3 muỗng lớn đậu hũ non (45 ml), 1 muỗng
lớn cà chua (15 ml), 2 muỗng nhỏ cá ngừ đóng hộp (10
ml).
- Cách chế biến:
(1) Cá ngừ bỏ bớt nước, đánh tơi ra. Đậu hũ luộc sơ, nghiền
nhỏ. Cà chua trụng nước sôi bóc vỏ, bỏ hạt, băm nhỏ.
(2) Trộn đều (1) với nhau.

4a. Cháo bánh mì, cam, sữa (5 phút)
- Nguyên liệu: 1/2 lát bánh mì (loại 12 lát), 2 muỗng lớn
nước cam ép (30 ml), 1/4 ly sữa (50 ml)
- Cách chế biến:
(1) Bánh mì cắt bỏ phần bìa, xé nhỏ.
(2) Cho (1), nước cam ép, sữa vào nồi, nấu sôi nhỏ lửa
khoảng 2 ~ 3 phút.
�� Bánh mì có thể trữ đông dùng dần
.
4b. Súp đậu hũ, bắp, cà rốt nghiền (10 phút)
- Nguyên liệu: 2 muỗng lớn kem bắp đóng hộp (30 ml), 3
muỗng lớn đậu hũ non (45 ml), 1/2 muỗng lớn cà rốt (7.5
ml), 1/4 ly nước luộc gà (50 ml), một ít nước tương, một ít
bột gạo
- Cách chế biến:
(1) Cà rốt luộc chín với nước luộc gà, nghiền nhuyễn, trộn
với kem bắp, nấu sôi, nêm nước tương vừa ăn.
(2) Cho bột vào (1) tạo độ sánh.
(3) Cho hỗn hợp trên vào đậu hũ đã luộc chín và nghiền
nhuyễn.

5a. Cháo bánh mì và phô mai (10 phút)
- Nguyên liệu: 1/2 miếng bánh mì (loại 12 miếng), 2/3 ly
nước dùng (170 ml, nước luộc gà hoặc nước luộc rau), 10 g
phô mai
- Cách chế biến:
(1) Bánh mì cắt bỏ phần bìa, xé nhỏ, cho nước dùng vào
nấu sôi nhỏ lửa.
(2) Phô mai cắt nhỏ.
(3) Khi bánh mì sền sệt thì rắc phô mai vào và tắt lửa.
�� Nên chọn loại phô mai ít muối.

5b. Sốt đậu hũ, sữa, trứng (10 phút)
- Nguyên liệu: 2 muỗng lớn đậu hũ non (30 ml), 1/2 lòng đỏ
trứng gà, 1/4 ly sữa (50 ml), một ít bột gạo và đường.
- Cách chế biến:
(1) Sốt sữa trứng: Cho trứng, sữa, đường vào nồi, trộn đều
rồi nấu sôi nhỏ lửa. Cho bột gạo vào tạo độ sánh.
(2) Cho (1) ra chén, cho đậu hũ nghiền nhuyễn lên trên.
�� Sốt sữa trứng này có thể ăn với bánh mì lát.

6a. Cháo bánh mì và nước rau kiểu Ý (10 phút)
- Nguyên liệu: 1/2 miếng bánh mì (loại 12 miếng), 2/3 ly
nước rau luộc (170 ml), 1 muỗng lớn cà chua, một ít phô
mai bột.
- Cách chế biến:
(1) Bánh mì bỏ phần bìa, xé nhỏ, cho nước luộc rau vào
nấu sôi nhỏ lửa. Cà chua trụng nước sôi, bóc vỏ, bỏ hạt,
băm nhỏ.
(2) Khi bánh mì sền sệt, cho cà chua và bột phô mai vào.
�� Có thể hấp cà chua bằng nồi hấp. Không nêm muối.

6b. Súp cá hồi, cà rốt, đậu sora (đậu tằm) (10 phút)
- Nguyên liệu: 1/8 miếng cá hồi tươi (khoảng 10 g), 1/2
muỗng lớn cà rốt (7.5 ml), 1 quả đậu sora, 1/3 ly nước rau
luộc, một ít bột gạo
- Cách chế biến:
(1) Cá hồi tươi luộc sơ, bỏ da và xương, xé tơi. Đậu sora
luộc chín mềm, bóc vỏ, nghiền nhỏ.
(2) Cho nước rau luộc vào cá hồi và cà rốt (đã nghiền
nhuyễn và rây qua lưới) nấu sôi khoảng 2 ~ 3 phút.
(3) Cho bột vào tạo độ sánh. Sau đó, cho đậu sora (đã
nghiền nhuyễn) lên trên.
�� Có thể sử dụng đậu nành tươi, bóc lớp màng mỏng đi rồi
nghiền nhỏ.

7a. Mì ống nấu cà chua (15 phút)
- Nguyên liệu: 2 muỗng lớn mì ống nhỏ dùng làm súp, 1/4
ly nước luộc rau (170 ml), 1 muỗng lớn cà chua (15 ml),
một ít bột gạo
- Cách chế biến:
(1) Mì ống luộc mềm, để nguyên trong nước luộc chờ cho
nguội, mì sẽ mềm hơn. Khi mì đã nguội, vớt ra rổ, cắt nhỏ.
(2) Cho (1) và nước luộc rau vào nồi, nấu sôi, cho bột tạo
độ sánh. Cho ra chén, cho cà chua (đã bóc vỏ, bỏ hạt,
nghiền nhuyễn) lên trên.
�� Mì ống có thể cắt nhỏ, trữ đông lạnh dùng dần.

7b. Cá thịt trắng nấu rau bina (10 phút)
- Nguyên liệu: 1/5 miếng cá trắng, 5 ~ 6 cây nấm kim châm, 1
lá rau bina, 1/2 quả trứng gà, 1/2 ly nước dashi (100 ml).
- Cách chế biến:
(1) Cá trắng luộc chín, bỏ da và xương, nghiền nhỏ. Nấm
kim châm cắt nhỏ. Rau bina luộc chín, cắt nhỏ, vắt ráo
nước.
(2) Trứng khuấy đều, trộn với nước dashi, cho vào (1),
đựng trong chén chịu nhiệt.
(3) Bọc ni lông lại, ở giữa đục 1 lỗ bằng ngón tay rồi quay
trong lò vi sóng 1 phút 30 giây.
�� Phần trứng còn dư có thể dùng để tráng trên bề mặt cho
láng.

9-11 tháng (đang cập nhật)
Giai đoạn này, bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần
cuống rau bina (cắt nhỏ). Bé có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên,
nên cho bé ăn trứng chín hoàn toàn. Bé có thể ăn hầu hết các món cá, trừ món
sashimi (cá sống). Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả,
đậu hũ để bổ sung chất sắt.

1a. Cơm phủ cá dăm chiên trứng (5 phút)
- Nguyên liệu: 1 muỗng nhỏ cá dăm khô, 1/2 quả trứng
gà, 1/2 muỗng nhỏ bơ, 80 g cơm nát
- Cách chế biến:
(1) Cá dăm khô luộc sơ, vớt ra để ráo nước, trộn với
trứng gà.
(2) Cho bơ vào chảo, vặn lửa vừa cho bơ chảy, cho (1)
vào xào.
(3) Trứng chín phủ lên cơm.
�� Món này nêm thêm muối có thể dùng làm món ăn cho
người lớn.

1b. Cá thịt trắng nấu rau bina và trứng (15 phút)
- Nguyên liệu: 50 g cá thịt trắng, 2 lá rau bina, 1/2 quả
trứng gà, 45 ml nước dashi (hoặc nước luộc gà), 1/3
muỗng nhỏ đường (1 muỗng nhỏ = 2,5 cc), một ít nước
tương
- Cách chế biến:
(1) Cá thịt trắng hấp chín, bỏ da và xương. Rau bina
luộc chín vắt ráo nước, cắt ngắn 1 cm.
(2) Cho (1), nước dashi (hoặc nước luộc gà), đường vào
nồi đun sôi, cho trứng vào trộn đều đến khi trứng chín.

10soumen (mì trắng) (10 phút)
- Nguyên liệu: 1/4 bó mì trắng (xem mẫu bên dưới), 20g
bông cải, 1 cọng măng tây (xem mẫu bên dưới), 2/3 ly
nước luộc gà (khoảng 165 ml), một ít bột gạo
- Cách chế biến:
(1) Bông cải chẻ nhỏ. Măng tây cắt bỏ phần cứng bên
dưới rồi cắt khúc 2~3 cm.
(2) Mì trắng luộc chín, cắt khúc khoảng 3 cm.
(3) Cho nước luộc gà vào nồi nấu sôi, cho (1) vào ninh
mềm, sau đó cho (2) vào, sau cùng cho bột vào khuấy
cho có độ sền sệt là được.
�� Mì soumen luộc chín, rửa qua nước lạnh rồi cắt ngắn
để mì không bị dính.

2b. Củ cải trắng nấu gan gà (15 phút)
- Nguyên liệu: 50g củ cải trắng, 40g gan gà, 1 ly nước
dashi, 1/2 muỗng nhỏ nước tương, một ít bột gạo
- Cách chế biến:
(1) Gan gà rửa sạch, luộc chín, cắt miếng dày 1 cm. Củ
cải trắng gọt vỏ, cắt miếng dày 1 cm, ninh mềm.
(2) Cho (1) vào nồi cùng với nước dashi và nước tương,
nấu sôi trên lửa nhỏ. Khi nước còn sấp sấp thì cho bột
vào khuấy cho có độ sền sệt là được.
�� Củ cải trắng ninh mềm.

3a. Udon sốt thịt heo (10 phút)
- Nguyên liệu: 1/2 muỗng lớn hành tây băm nhuyễn (7,5
g), 1 muỗng lớn thịt heo băm (15 g), 1 gói sốt cà chua
dành cho em bé, 1/4 ly nước (50 ml), 60 g udon (ở Việt
Nam có thể thay bằng bánh canh hoặc bún sợi to)
- Cách chế biến:
(1) Cho nước, hành tây, thịt heo băm vào nồi, trộn đều,
nấu trên lửa nhỏ khoảng 1 phút.
(2) Cho sốt cà chua vào trộn đều, tắt lửa. Cho undon
cắt ngắn 2 cm vào, trộn đều.
�� Có thể thay nước bằng nước luộc gà và cho thêm phô
mai lát xắt sợi để tăng dinh dưỡng cho bé.

3b. Canh đậu hũ, nấm kim châm, cải ngọt (10 phút)
- Nguyên liệu: 30g đậu hũ, 30g cải ngọt, 20g nấm kim
châm, nước dashi, 1/3 ly nước lọc, nước tương
- Cách chế biến:
(1) Đậu hũ cắt miếng dày 1 cm. Cải ngọt luộc chín
mềm, cắt khúc dài 1 cm. Nấm kim châm cắt khúc dài 1
cm.
(2) Cho (1) vào nồi cùng với nước lọc, nấu sôi trên lửa
nhỏ khoảng 2 phút, cho thêm nước dashi vào trộn đều,
nêm nước tương.
�� Có thể chọn đậu hũ non hoặc đậu hũ trắng bình
thường.


12-15 tháng
Mục tiêu của giai đoạn này là cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để hướng đến việc
thôi cho bé uống sữa. Sang giai đoạn này, bé có thể ăn gần như người lớn, vì vậy
nên cho bé ăn cân bằng dinh dưỡng bằng nhiều loại thực phẩm. Cần chú ý ở giai
đoạn này thức ăn của bé vẫn được nêm nhạt. Lượng muối nêm cho bé bằng 1/4
muỗng nhỏ (1 muỗng nhỏ bằng 2,5 g).

1a. Súp rau kiểu Ý (minestrone) (10 phút)
-
Nguyên liệu:
10 g nui, 2 cây xúc xích, 1 muỗng lớn hành tây, 3 cm rau
cần (lấy phần cọng nhỏ), 3 cm cà rốt, 1/4 quả cà chua, 1/2
ly nước rau luộc, một ít muối.
- Cách chế biến:
(1) Nui luộc chín, vớt ra rổ. Xúc xích cắt nhỏ vừa ăn. Rau
cần xắt mỏng. Cà rốt xắt miếng dày 1 cm. Cà chua bỏ vỏ và
hạt, băm nhỏ. Hành tây cắt miếng dày 2 cm.
(2) Cho nước luộc rau vào (1), nấu sôi 3 phút, nêm vừa ăn.
�� Nếu xúc xích mặn, nên luộc qua cho bớt mặn.

1b. Cá ngừ lưỡi kiếm chiên (10 phút)
- Nguyên liệu:
50 g cá ngừ lưỡi kiếm, 20 g rau bina, dầu ăn, một ít bột phô
mai, một ít muối.
- Cách chế biến:
(1) Cá ngừ lưỡi kiếm cắt miếng dài, mỏng, ướp muối. Rau
bina luộc chín, cắt khúc 1 cm.
(2) Cho dầu ăn vào chảo, chiên cá vàng hai mặt. Chỗ còn
lại của chảo thì xào rau bina.
(3) Vớt cá ra dĩa, rắc bột phô mai lên trên. Cho thêm rau
bina lên dĩa.
�� Có thể luộc rau bina rồi chia từng phần nhỏ, trữ đông,
dùng dần.

3b. Thịt và khoai tây viên bọc bột chiên (15 phút)
- Nguyên liệu:
2 muỗng lớn hành tây, 30 g thịt xay, 1/2 củ khoai tây, một
ít muối, một ít trứng, một ít bột cà mì
- Cách chế biến:
(1) Khoai tây bọc nilon, quay trong lò vi sóng 2 phút, lật lại
quay thêm 1 phút. Lột vỏ khi còn nóng, nghiền nhuyễn.
(2) Thịt bằm trộn với hành tây, xào qua, nêm vừa ăn.
(3) Trộn đều (1) với (2), nặn thành viên, nhúng qua trứng,
lăn qua bột cà mì, chiên vàng với dầu 170 độ C.
�� Đối với người lớn, món này có thể nêm thêm muối và
thêm sữa sẽ ngon hơn.

4a. Bánh mì sandwich kẹp trứng (15 phút)
- Nguyên liệu:
1 trứng gà luộc chín, 15 g phô mai tươi, 2 lát bánh mì (loại
12 lát)
- Cách chế biến:
(1) Trứng gà dằm nhỏ, trộn với phô mai tươi, phết lên bánh
mì, kẹp thêm một lát bánh mì lên trên.
(2) Gói (1) trong giấy bạc, ấn nhẹ khoảng 5 phút cho hai
lớp bánh mì dính vào nhau. Cắt bỏ phần bìa bánh mì, sau
đó cắt miếng vừa ăn.
�� Có thể dùng dĩa đè lên bánh mì. Món này có thể làm mồi
nhậu cho papa.


4b. Hamburger đậu hũ và thịt băm (15 phút)
- Nguyên liệu:
30 g đậu hũ, 20 g thịt băm, 1 muỗng lớn bột bánh mì, 1
muỗng lớn hành tây băm nhỏ, vài khoanh cà rốt dày 5 mm,
2 muỗng nhỏ đường, 40 ml nước, một ít bơ, muối, dầu ăn.
- Cách chế biến:
(1) Cho đậu hũ, thịt băm, hành tây, bột bánh mì, muối vào
tô, trộn đều. Chia làm hai phần, nặn thành miếng tròn.
(2) Cho dầu vào chảo, dầu sôi thì cho (1) vào chiên 2 phút.
(3) Cho cà rốt, bơ, đường, muối, nước vào nồi, nấu sôi lửa
nhỏ khoảng 4 ~ 5 phút cho đến khi nước sền sệt, chan lên
(2).
�� Cà rốt có thể tỉa hoa cho đẹp.

5a. Cơm sốt kem cải thảo và thịt nguội (10 phút)
- Nguyên liệu:
1 lát thịt nguội, 1/2 lá cải thảo (20 g), 1 gói white sauce
(thực phẩm trẻ em, nước sốt màu trắng làm từ bơ, sữa), 80
g cơm, muối, một ít bột gạo.
- Cách chế biến:
(1) Cải thảo cắt làm 3 rồi xắt mỏng, thịt nguội cắt làm 4 rồi
xắt mỏng,
(2) Cho 40 ml nước vào nồi nấu sôi, cho white sauce vào,
trộn đều.
(3) Cho (1) vào (2), nêm muối, nấu sôi 1~ 2 phút.
(4) Khuấy bột bột gạo cho vào để tạo độ sánh. Chan sốt lên
cơm.
�� Chọn loại thịt nguội ít muối và chất phụ gia.

5b. Thịt cua viên rán (15 phút)
- Nguyên liệu:
30 g thịt cua, 1/2 củ khoai tây, 2 muỗng lớn hành tây, 1
muỗng lớn sữa tươi, một ít muối, dầu ăn, trứng, bột cà mì.
- Cách chế biến:
(1) Thịt cua luộc (hoặc hấ) chín, xé tơi. Hành tây băm nhỏ,
xào qua.
(2) Khoai tây bọc nilon, quay trong lò vi sóng 2 phút, lật lại
quay thêm 1 phút. Lột vỏ khi còn nóng, nghiền nhuyễn.
(3) Trộn (1) và (2) với muối và sữa tươi. Chia làm 4 phần,
viên tròn, lăn qua trứng, lăn qua bột cà mì, chiên vàng 1
phút với dầu ở nhiệt độ 170 độ C.
�� Dùng thịt càng cua sẽ dễ xé tơi hơn.

6a. Cơm sốt thịt gà và trứng (5 phút)
- Nguyên liệu:
1/8 củ hành tây, 1 muỗng nhỏ rong biển (もどしわかめ), 50
g thịt gà ức, 1/2 trứng gà, 1/4 ly nước dashi, 1/2 muỗng
nhỏ đường, một ít nước tương, 80 g cơm.
- Cách chế biến:
(1) Ức gà xắt lát mỏng ngang thớ. Hành tây xắt miếng dày
5 mm, dài 1,5 cm. Rong biển luộc chín, xắt nhỏ.
(2) Cho thịt gà, hành tây, nước dashi, đường, nước tương
vào nồi, nấu sôi nhỏ lửa. Khi sôi trộn đều, khi thịt gà đã săn
cho thêm rong biển vào, cho trứng vào khuấy đều. Chan sốt
lên cơm.
�� Có thể thay hành tây bằng đầu hành lá băm nhỏ.

6b. Thịt bò nướng kiểu Nhật (15 phút)- Nguyên liệu:
40 g thịt bò, 20 g hành lá, 20 g sợi shirataki (sợi như bún
làm từ bột củ nhược こんにゃく), 1 muỗng nhỏ đường, 1/2
muỗng nhỏ nước tương.
- Cách chế biến:
(1) Thịt bò cắt miếng dài 1,5 cm, hành lá xắt mỏng. Sợi
shirataki cắt ngắn 2 cm, luộc qua.
(2) Cho thịt bò và hành vào chảo, nêm đường, nước tương,
nướng lửa vừa. Cuối cùng cho sơi shirataki vào, cho thêm
chút nước dùng vào, tắt lửa.
�� Không luộc sợi shirataki quá kỹ.

7a. Bánh pizza kiểu Nhật (10 phút)
- Nguyên liệu:
1/2 lá bắp cải, 1/2 muỗng lớn bột mì, 1 muỗng lớn trứng
gà, 5 g thịt heo, 1/2 muỗng lớn tép, 1/2 muỗng lớn nước,
một ít muối, dầu ăn.
- Cách chế biến:
(1) Bắp cải, tép băm nhỏ.
(2) Trộn đều bột mì, trứng, muối, nước sao cho không bị
vón cục. Cho thêm tôm, bắp cải vào trộn đều.
(3) Cho dầu vào chảo nóng, chia (2) làm 2 phần cho vào
chảo nướng 2 phút. Cho thịt heo lên trên, lật lại nướng
thêm 1 phút.
�� Chọn loại tép đã chế biến.

7b. Sốt thịt bò và đậu hũ (10 phút)
- Nguyên liệu:
50 g đậu hũ, 20 g thịt bò băm nhỏ, 1 muỗng lớn hành tây, 1
gói nước sốt cà chua (thực phẩm em bé), 40 ml nước, một
ít bột gạo, muối.
- Cách chế biến:
(1) Đậu hũ gói trong giấy thấm cho ráo nước.
(2) Thịt bò băm nhỏ, hành tây đánh tơi, cho nước và sốt cà
chua vào nấu sôi 1 phút.
(3) Cho đậu hũ vào (2), cho bột gạo tạo độ sánh, nêm muối
vừa ăn.
�� Đậu hũ dùng tay bóp vụn sẽ ngon hơn

8a. Cơm gà (10 phút)
- Nguyên liệu:
80 g cơm, 1 muỗng lớn hành tây, 30 g thịt gà ức, 1 cây măng
tây, 1 túi sốt cà chua (thực phẩm em bé), muối, dầu ăn.
- Cách chế biến:
(1) Hành tây, thịt gà băm nhỏ. Măng tây cắt khúc vừa ăn.
(2) Xào thịt gà và hành tây với dầu ăn. Khi thịt đã săn, cho
sốt cà chua, măng tây, muối vào, nấu thêm 1~2 phút.
�� Có thể cho thêm tương cà để tạo màu.

8b. Thịt gà viên kho củ cải, cà rốt, củ ngưu bàng (20 phút)
- Nguyên liệu:
30 g thịt gà xay, 1/2 muỗng nhỏ bột khoai tây, 1 muỗng
nhỏ bột cà mì, 50 g củ cải, 20 g cà rốt, 10 g củ ngưu bàng,
1 ly nước dashi, 1 muỗng nhỏ nước tương, một ít bột gạo.
- Cách chế biến:
(1) Củ cải và cà rốt cắt miếng dày 1 cm, luộc chín. Củ ngưu
bàng xắt mỏng, ngâm nước 5 phút, luộc chín.
(2) Cho bột khoai tây và bột cà mì vào thịt gà xay, trộn đều,
nặn thành viên tròn.
(3) Cho nước dashi và nước tương vào nồi nấu sôi, cho (1)
và (2) vào. Nấu đến khi nước còn xấp xấp thì cho bột gạo
vào tạo độ sánh.
�� Củ ngưu bàng cắt bỏ phần xơ.

9a. Cơm xào nấm (10 phút)
- Nguyên liệu:
80 g cơm, 20 g thịt gà băm, 10 g nấm kim châm, 10 g
nấm quạt (まいたけ), 1 quả hạt dẻ luộc, 30 ml nước dashi
- Cách chế biến:
(1) Nấm kim châm cắt khúc 1 cm. Nấm quạt cắt nhỏ. Hạt
dẻ luộc sơ, cắt nhỏ.
(2) Cho nước dashi và thịt gà vào nồi, trộn đều, nấu sôi lửa
vừa 1~2 phút.
(3) Cho thêm (1) vào (2) nấu đến khi nước gần cạn, cho
cơm vào trộn đều.
�� Món này có thể thêm lượng nguyên liệu cho người lớn.
Thay nấm bằng khoai lang cũng ngon.

9b. Bánh mì nướng trứng (5 phút)
- Nguyên liệu:
4 lát bánh mì nướng, 2 muỗng lớn trứng gà, 1/4 muỗng bột
phô mai, một ít mùi tây, một ít bơ.
- Cách chế biến:
(1) Bánh mì nướng nhúng qua nước ấm, vắt ráo nước.
(2) Cho trứng, bột phô mai, mùi tây băm nhỏ vào tô trộn
đều, phết lên bánh mì. Phết thêm bơ hai mặt bánh mì rồi
cho vào lò nướng 2 phút.
�� Nướng bánh sao cho giòn và xốp.

10a. Bánh mì chiên rau (10 phút)
- Nguyên liệu:
1 gói rau trộn (thực phẩm em bé), 3 muỗng lớn bột mì, 1
muỗng lớn cà rốt băm nhỏ, 2 muỗng lớn trứng, dầu ăn
- Cách chế biến:
(1) Rau trộn trần qua nước sôi.
(2) Cho bột mì, cà rốt, trứng vào (1), trộn đều. Nếu đặc quá
thì cho thêm nước.
(3) Cho dầu vào chảo, chia (2) làm 4 phần, trải mỏng, chiên
vàng hai mặt trong 2~3 phút.
�� Tránh dùng loại bột mì có vị quá ngọt.

10b. Thịt heo kho tương miso (15 phút)
- Nguyên liệu:
30 g thịt heo, 1/4 củ khoai tây, 1 khoanh cà rốt 1 cm, 1/16
củ hành tây, 1/2 muỗng tương miso, 2/3 ly nước, một ít bột
gạo.
- Cách chế biến:
(1) Thịt heo xắt nhỏ. Hành tây cắt miếng 1 cm. Khoai tây
xắt miếng 1 cm, ngâm nước. Cà rốt xắt miếng 1 cm, luộc
chín mềm.
(2) Cho (1) vào nồi, thêm nước, tương miso, nấu sôi lửa
nhỏ. Khi nước gần cạn, cho bột gạo tạo độ sánh.
�� Có thể thay thịt heo bằng thịt gà.

11a. Soba xào thịt hun khói (15 phút)
- Nguyên liệu:
80 g soba xào, 1/8 củ hành tây, 50 g bắp cải, 1/2 miếng
thịt heo xông khói (bacon), 3 muỗng lớn bắp hộp, 1/2 ly
nước luộc gà, một ít bột gạo
- Cách chế biến:
(1) Soba xào cắt khúc 3 cm, thịt heo hun khói xắt miếng 1
cm, luộc sơ, vớt ra rổ. Hành tây xắt mỏng, bắp cải cắt bỏ
phần cuống, luộc chín, cắt miếng 1 cm.
(2) Cho (1) và bắp vào chảo, cho nước luộc gà vào nấu sôi
lửa vừa. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa nấu thêm 1~2 phút. Cuối
cùng cho bột gạo tạo độ sánh.
�� Thịt hun khói sẽ ra mỡ nên không cần dùng dầu ăn.

11b. Hamburger thịt gà vị miso (10 phút)
- Nguyên liệu:
40 g thịt gà xay, 1 muỗng lớn bột mì, 1/2 lòng đỏ trứng gà,
1/2 muỗng lớn dầu ăn, 1/2 muỗng nhỏ tương miso, 2
muỗng lớn mirin (một loại rượu sake ngọt dùng làm gia vị
của Nhật)
- Cách chế biến:
(1) Miso khuấy đều với mirin.
(2) Cho bột mì, lòng đỏ trứng vào thịt gà, trộn đều, chia
20
làm 2 phần.
(3) Viên (2) thành miếng tròn, dày 1 cm. Cho dầu vào chảo
nóng, chiên hơi vàng 2 mặt với lửa vừa.
(4) Chan (1) lên thịt gà vừa chiên xong.
�� Món này nêm mặn hơn một chút có thể làm món ăn cho
người lớn.

12a. Udon xào thịt heo (10 phút)
- Nguyên liệu:
80 g udon luộc, 1 muỗng lớn hành lá, 2 lát thịt heo dùng
để nướng, 1 lá cải ngọt, 2 muỗng lớn nước, nước tương, dầu
ăn.
- Cách chế biến:
(1) Thịt heo xắt nhỏ. Cải ngọt luộc chín, phần cọng xắt khúc
1 cm, phần lá xắt nhỏ. Hành lá băm nhỏ. Udon cắt khúc 4
cm.
(2) Cho dầu ăn vào chảo. Udon xào sơ, cho phần nguyên
liệu còn lại vào, cho nước vào, nêm nước tương, nấu thêm 2
phút.
�� Có thể thay thịt heo dùng để nướng bằng thịt heo thông
thường.

12b. Cánh gà kho mật ong và nước tương (10 phút)
- Nguyên liệu:
2 cánh gà (phần cuối cánh), 2 muỗng nhỏ mật ong, 1/2 lát
chanh, 1/2 ly nước, một ít muối
- Cách chế biến:
(1) Dùng dao cắt cánh gà một đường theo chiều dọc phía
trước.
(2) Cho mật ong, nước, muối, chanh (bỏ vỏ) vào nồi trộn
đều, cho (1) vào nấu trên lửa nhỏ đến khi cạn nước.
�� Có thể thay cánh gà bằng đùi gà lóc xương.

13a. Cơm sốt tôm, kem bắp, bắp cải (15 phút)
- Nguyên liệu:
4 muỗng lớn kem bắp, 2 con tôm lột vỏ, 50 g bắp cải, 1/2 ly
nước dashi, 80 g cơm, một ít bột gạo.
- Cách chế biến:
(1) Tôm băm nhỏ, nghiền nhuyễn. Bắp cải bỏ phần cọng,
luộc chín, ngâm nước lạnh, xắt sợi 2 cm rồi xắt nhỏ.
(2) Cho tôm vào nước dashi nấu sôi lửa nhỏ, khi nước sôi
vặn lửa nhỏ, cho kem bắp và bắp cải vào, trộn đều. Cho bột
gạo tạo độ sánh. Chan sốt lên cơm.
�� Bắp cải luộc có nhiều nước.

13b. Khoai tây chiên chấm phô mai (5 phút)
- Nguyên liệu:
5~6 miếng khoai tây chiên, 1/2 muỗng lớn pa-tê hoa quả
(thực phẩm em bé), 1 muỗng lớn phô mai tươi
- Cách chế biến:
(1) Khoai tây chhiên vàng đều với dầu 170 độ C.
(2) Trộn đều pa-tê hoa quả với phô mai tươi, chan lên khoai
tây.
�� Món này người lớn có thể dùng với rượu.

14a. Bánh mì nướng phô mai (15 phút)
- Nguyên liệu:
1/2 lát bánh mì (loại 12 lát), 1/2 muỗng lớn ớt chuông, 2
muỗng nhỏ phô mai, một ít dầu ăn
- Cách chế biến:
(1) Bánh mì cắt bỏ phần bìa, cắt làm 4 phần hình tam giác.
Ớt chuông xắt nhỏ.
(2) Ớt chuông xào qua với dầu ăn. Cho ớt chuông, phô mai
lên bánh mì rồi cho vào lò nướng đến khi bánh mì sém là
được.
�� Món này cho thêm tiêu có thể làm mồi nhắm bia.

14b. Đậu hũ và thịt heo nấu vị dashi (10 phút)
- Nguyên liệu:
10 g nấm kim châm, 10 g miến, 20 g thịt heo băm, 30 g
đậu hũ trắng, 50 ml nước dashi, một ít hành lá, nước tương
- Cách chế biến:
(1) Miến ngâm nước ấm, cắt ngắn 2 cm. Đậu hũ cắt miếng
1,5 cm. Nấm kim châm, hành lá cắt khúc 1 cm.
(2) Cho nước dashi vào nồi, cho thịt băm vào trộn đều, nấu
sôi lửa nhỏ. Cho (1) vào nấu thêm 2 phút lửa vừa.
(3) Nêm nước tương, cho hành lá vào trộn đều.

15a. Bánh mì lát cuốn mè đen (3 phút)
- Nguyên liệu:
1 lát bánh mì (loại 12 miếng), 1 muỗng lớn mè đen, 1/2
muỗng lớn mật ong
- Cách chế biến:
(1) Mè đen trộn với mật ong.
(2) Phết (1) lên bánh mì, cuộn tròn, gói trong nilon để
khoảng 5 phút cho bánh mì và mè dính vào nhau.
(3) Tháo nilon, cắt làm 4.
�� Có thể để bánh mì trên nilon để cuốn, sẽ dễ cuốn hơn.

15b. Măng tây luộc, pa-tê gan gà trộn phô mai (10 phút)
- Nguyên liệu:
1~2 cây măng tây, 100 ml nước rau luộc, 1 muỗng nhỏ phô
mai trắng, 1 muỗng nhỏ pa-tê gan (thực phẩm em bé)
- Cách chế biến:
(1) Măng tây cắt bỏ gốc, cắt khúc 4 cm, lột vỏ, cắt đôi.
(2) Cho (1), nước luộc rau vào nồi, nấu sôi lửa nhỏ đến khi
măng tây chín mềm. Bắc ra để nguội.
(3) Trộn pa-tê gan gà với phô mai. Bày ra dĩa cùng với
măng tây.
�� Món này nêm mặn hơn một chút có thể làm món ăn cho
người lớn.

16a. Soba xào thịt bò (15 phút)
- Nguyên liệu:
60 g soba xào, 20 g thịt bò băm, 20 g cải thảo, 1 gói dashi
hòa tan (thực phẩm em bé), 50 ml nước, tương cà, nước
tương, bột gạo.
- Cách chế biến:
(1) Soba luộc sơ, vớt ra rổ. Cải thảo xắt mỏng.
(2) Cho nước và dashi vào nồi, nấu sôi. Cho thịt bò vào.
Cho thêm (1) vào nấu sôi 1~2 phút.
(3) Cho tương cà, nước tương vừa ăn. Cho bột gạo tạo độ
sánh. Chan lên soba.
�� Soba cắt ngắn vừa ăn.

16b. Đậu tương sốt cà chua (15 phút)
- Nguyên liệu:
50 g đậu tương đã ngâm nở, 3 quả cà chua (loại cà chua
nhỏ), 1/8 củ hành tây, 1 gói nước sốt cà chua (thực phẩm
em bé), 2/3 ly nước.
- Cách chế biến:
(1) Hành tây xắt mỏng, cà chua cắt làm 4.
(2) Cho hành tây, đậu tương, sốt cà chua vào nồi nấu sôi
lửa vừa. Khi sôi vặn nhỏ lửa. Nấu đến khi nước gần cạn.
(3) Cho cà chua ào trộn đều.
�� Cà chua nên trụng nước sôi, bỏ vỏ, bỏ hạt. Món này có
thể dùng làm món ăn kiêng cho người lớn, nêm thêm muối
và tiêu sẽ ngon hơn.

Tài liệu tham khảo
1. http://www.hagukumi.ne.jp
2. http://baby.goo.ne.jp
 Mẹ Joe thích phương pháp ăn dặm của Pháp, và thấy thực đơn của mẹ Minh Châu hay nên copy về web để tham khảo. Cám ơn 2 mẹ nhiều nhé, mặc dù mẹ Joe ko quen biết gì hai mẹ, nhưng mẹ Joe thấy may mắn vì trên đời này có nhiều người như 2 mẹ để mẹ Joe học hỏi kinh nghiệm. Joe là đứa trẻ rất nghịch gợm, trừ lúc ngủ và ốm là ngoan thôi, còn lại thời gian nào Joe cũng ko ngơi chân ngơi tay, chuyện ăn uống của Joe thì lại càng nan giải. Mẹ Joe chỉ biết nghe ngóng con rồi đáp ứng nhu cầu ăn uống của con. Chưa bao giờ mẹ Joe áp dụng được 1 lí thuyết nào với Joe về chuyện ăn uống cả. Nếu Joe là 1 đứa trẻ ngoan ngoãn bảo sao nghe vậy, cho gì ăn nấy và chịu ngồi yên thì mẹ quả là sướng nhất quả đất. Hàng ngày mẹ đánh vật với con, mẹ mệt, mẹ lo lắng cho Joe suy dinh dưỡng,, nhiều lúc mẹ cũng mất phương hướng trong chuyện cho con ăn. Đúng là mọi thứ đều bị đảo lộn, và chưa vào khuôn khổ, chưa tạo thành thói quen, giờ giấc cũng thế ăn ngủ cứ loan cào cào. Mẹ biết nhưng mẹ tin vào tương lai mẹ sẽ cho con vào khuôn khổ, sẽ cố gắng tạo cho con có thói quen ăn ngủ nghỉ khoa học. Mẹ sẽ cố gắng và chờ đợi. Con ăn ko chịu ngồi ghế, mẹ ko tin là con sẽ ko chịu ngồi nếu ngày nào mẹ cũng cho con ngồi dù chỉ là 1 lúc thôi. Joe và mẹ cùng cố gắng nhé!

14 nhận xét:

huongmeomeo nói...

mẹ Joe ơi, e thích phương pháp kiểu Nhật lắm, Tom giờ chưa ăn dặm, cũng đang rục rịch chuẩn bị để làm cho con nhưng chị biết mua dụng cụ để nấu ở đâu ko. Với cả trong thực đơn ăn dặm có nấu với sữa, sữa ở đây là sữa gì thế chị

Nhat Dang nói...

Cám ơn em huongmeomeo đã comment. Hồi đầu chị ko có kinh nghiệm nên mua bộ set ăn dặm của Nhật gần 500k gì đó, cuối cùng cái bộ đó cũng chỉ để nghiền bưởi cho bé nhà chị uống thôi, chắc sau này dùng vắt nước cam. Về sau chị cũng ko dùng cái bộ đấy. Chị mua máy xay bằng tay về xay thôi. Em ninh nấu xong để nguội chút rồi dùng máy xay trực tiếp trong nồi rất tiện. Xay nhuyễn thì time lâu hơn, xay lổn nhổn thì time ít hơn, chị thấy tiện dụng lắm ý. Máy xay thì tùy loại, và giá khác nhau, e dùng loại của Châu Âu ý. Chị có bà chị bán hàng xách tay của Châu Âu e có thích thì chị hỏi cho nhé.

Nhat Dang nói...

Em Huongmeomeo đừng xay ở ngoài hàng nhé, cho bé ăn dễ bị nhiễm độc chì lắm, vì máy xay của họ bằng kim loại mà, các vụn kim loại nhỏ liti ko nhìn bằng mắt thường đâu. Nếu muốn cho con ăn bột gạo tốt nhất là e ninh như ninh cháo hoặc đơn giản chị toàn cho cho cơm vào ý hị hị. Vì chị thấy các mẹ hay mang gạo ra hàng xay lắm mừ, nhưng ko nên chút nào ý. Với cả chị cho Joe ăn 4 bữa 2 bữa ngọt, 2 bữa mặn. Sáng cho ăn bột ăn liền cho tiện. Trưa nấu 1 nồi to ăn 2, hoặc 3 bữa kế tiếp. Mỗi bữa thì cho thêm 1,2 thìa bột ăn liền vị khác nhau cho nó khác vị. NHư vậy là bé có 4 bữa bột khác nhau ko bị ngán đúng ko? và lại đầy đủ dinh dưỡng nữa. Chúc bé nhà em ngoan ăn ngoan ngủ ko quấy mẹ nhé!

Nhat Dang nói...

Em Huwowngmeomeo: em cho sữa công thức của bé vào ý

huongmeomeo nói...

e tham khảo cách nấu cháo kiểu ăn dặm của nhật ý mua nồi cháo pegion về nấu rất tiện, mình nấu cơm đặt vào nồi cơm điện là đc mà có cữ của nó, mỗi tội chả biết mua ở đâu, thế gạo chị cũng xay thành bột cho bé luôn à, máy xay ấy khoảng bao nhiêu hả chị, có gì chị hỏi hộ em nhé. Xay tay đó là cái gì cũng xay đc nhỉ, e cũng thích xay tay chứ ko thích dùng xay sinh tố nó nhuyễn quá, cảm giác mất hết cả vị.

Nhat Dang nói...

Em huongmeomeo: thực ra ăn theo kiểu VN hoặc của Nhật hay CHâu Á nói chung thời gian đầu là cho bé làm quên với bột gạo. Chị thì tham khảo cách của Pháp là cho ăn bột khoai tây, chị ko xay bột gạo, 1 tuần chị cho bé ăn độ 3 bữa có gạo thôi ( chị lấy cơm cho vào), nếu sợ mất B1 hoặc nhiều khoáng chất trong gạo thì chị cho thêm nước cơm nữa ( là ko phải ninh nấu gì cả. Cách chế biến theo cách của chị chủ yếu là chữ đông lạnh và khi nào dùng thì lấy các viên ra chế biến thôi rất tiện cho mẹ, và bé cũng đc ăn phong phú hơn. Cách này nhiều người nghĩ là sẽ làm mất dinh dưỡng của thức ăn, nhưng ko đúng. Mất chất dinh dưỡng hay ko là do ninh nấu thôi, càng ninh lâu các khoáng chất vitamin bay đi hết. Còn cái nồi cháo đấy cũng hay, nhưng chị chưa dùng vì mới đầu là bé ăn bột mà, với lại cho vào nồi cơm điện thì chi cho gạo vào ninh thành bột chứ e còn cho thịt và rau nữa mà. Nếu để thịt rau luôn trong đó, thịt sẽ bị dai mất chất, rau sẽ nhừ và bay hết vitamin. Chị nghĩ vậy đó,e cứ tham khảo đi nhé. Chị e mình cùng chia sẻ hihi. Chị cho Joe ăn trước nhưng cũng chưa chắc biết nhiều kinh nghiệm như nhiều mẹ trên các diên đàn mà.

Nhat Dang nói...

Chị ko xay khô, mà nấu xong rồi mới cho máy sục vào nồi xay e ạ, cách này ko khác gì xay sinh tố mà. Mới đầu ăn thì ăn ngọt trước, mặn sau, loãng trước đặc sau, nhuyễn trước lổn nhổn sau mà. Nhuyễn hay ko là do tay say chứ đâu phải do máy đâu. Làm theo kiểu Nhật lích kich lắm. Nên chị làm theo kiểu công nghiệp, sơ chế rồi cho vào các khay đá trữ đông lạnh rất tiện lợi ý.

huongmeomeo nói...

à tức là chị so chế song thì cho vào các khay như kiểu khay đá rồi khi nào nấu gì thì bỏ ra à. thế cũng hay nhỉ, nhưng bỏ ra giã đông kiểu gì, còn thời gian đầu bé ăn bột là chị cũng xay bằng máy đó à. Joe nhà chị mấy tháng nhỉ, đã bắt đầu ăn cháo rồi ạ? em cũng chưa hiểu cách chị lấy cơm nấu lắm . HI

Nặc danh nói...

Sáng ngủ dậy e cho các viên đá ra cho tan. Rồi trưa nấu 1 nồi cho 3 bữa, trưa, chiều, tối. 3 bữa đó muốn cho khác vị đi thì cho mỗi bữa cho vài thìa bột ăn liền vị khác nhau. Sáng và tối chị cho ăn bột ngọt, trưa và chiều cho ăn bột mặn. Chị dùng máy xay đó từ đầu cho tới bây giờ. JOe nhà chị chưa ăn cháo. Cơm chín chị cho vài thìa vào nồi bột ninh thôi.

huongmeomeo nói...

HI...e bắt đầu cho Tom ăn dặm rồi, vào tìm lại bài này của chị cop về học hỏi thêm, lần đầu làm lúng ta lúng túng, lổn nhổn...bữa thứ 2 ngon lành, trộm vía Tom ăn bột tốt hơn uống sữa chị à...mà cũng nhờ bà ngoại chăm ăn tốt. Nhưng e cũng sợ khoản nhồi của bà, e thích cho con ăn từ tốn hơn...hic... nhờ bà chăm đành chịu vậy...hi

Nhat Dang nói...

Em Huong: chi nghi rang ca nha nen thong nhat viec nuoi day con chau e ah. Chi noi ro rang quan diem cua chi cho ca nha la ko nhoi nhet, va ko chieu, an la bat vao quy cu. Moi dau Joe nha chi ko chiu an may nhung dan dan tre con co thich nghi nhanh lam e. E cu tham khao bai nay nhieu kinh nghiem hay va khoa hoc lam e. NGuoi ta ta di truoc roi moi duc ket dc ma hihi. Nhung thang dau chi ap dung an kieu Phap, bay gio thi tay ta lan lon roi hihi, Joe an chao roi. Chi thay cach an nao ho cung nhan manh vao viec ko ep con an, nen cu theo doi kha nang an cua be e nhe, nhac ba ngoa dung nhoi nhet, tre con bgio khon lam nhoi nhet la no se so an lam day. Trom via chi de y Joe nha chi cu khoc hay ko muon an nua chi dung ngay, con hom nao tiec co nhoi la may hom sau no so an.

huongmeomeo nói...

em cũng nói rõ với bà rồi, nhưng quan trọng ở nhà bà vẫn cho ăn, chả biết nó ăn hết thật hay là nhồi nữa, mình ko ở nhà với con nên ko rõ...mẹ em được mệnh danh là "nhồi" mà...hi, chứ e mà cho ăn, ko ăn nữa là em bỏ ngay...chắc bà cũng thế nhưng thiên hướng nhồi vẫn khoẻ hơn...hi

voicoi nói...

bà ơi cái này bắt đầu từ tháng thứ 5 trở đi rồi, con tôi sắp được 4 tháng thôi, tôi chưa biết nên bắt đầu ntn nào đây

Nhat Dang nói...

Tháng t4 vẫn ăn sữa là chủ yếu, bà cho ăn dặm ko nhất thiết là cho nó ăn bột ngay đâu, mà pha thêm bột ngũ cốc dinh dưỡng để nó làm quen dần với các vị lạ bà ạ. Lúc đầu cho nó ăn 1 thìa pha với sữa, quan sát xem nó output có tốt ko rồi tăng độ đặc hơn. Joe nhà t hồi t4 ăn như thế, bà thử tham khảo thêm các mẹ khác xem sao nhé.

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More