Mình là mẹ của hai bé rồi, bé lớn nhà mình năm nay đã bắt đầu vào lớp 1 và bé thứ hai được 20 tháng tuổi. Mỗi khi chuyển mùa (đặc biệt là mùa thu - đông) bé thường hay bị viêm họng, ho, thở khò khè khi ngủ dẫn đến giấc ngủ không sâu, bé hay giật mình do thiếu không khí.
Bé đầu nhà mình cũng bị như vậy khi bé được hơn 1 tuổi. Bà ngoại đến thăm cháu thấy tôi cho bé uống kháng sinh theo đơn của bác sỹ, bà bảo để bà làm thuốc nam cho uống, không hại sức khỏe lại rẻ tiền và hiệu quả.
Bài thuốc này do cụ nội tôi truyền lại cho bà và bà thường làm để chữa cho con cháu trong nhà và người quen. Sau khi cho bé uống thuốc của bà, từ đó đến nay cháu không bị như vậy nữa.
- Nguyên liệu: 5-7 quả chanh (nếu là chanh đào càng tốt), một ít hạt bồ kết, đất sét.
- Cách làm: lấy một chiếc que nhọn châm xung quanh quả chanh, nhét hạt bồ kết vào các lỗ đã châm (khoảng 7-9 hạt). Lấy đất sét bọc quả chanh đó lại đem đặt lên bếp nung đến khi quả chanh bên trong cháy thành than, để nguội, đập vỏ lấy quả chanh đã cháy đem tán nhỏ thành bột.
- Liều dùng: Mỗi ngày 1 quả chia 2 lần.
Nguồn: afamily
1. Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.
2. Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.
3. Chọn khoảng 5 – 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Tất cả cho vào bát, hấp cách thủy. Sau đó chắt nước cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.
4. Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.
5. Hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 10g, đường phèn 5 g. Tất cả cho vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thủy lấy nước cho bé uống. Hàng ngày cho bé uống ½ thìa cà phê.
6. Quả phật thủ mua về ngâm nước muối rửa sạch vỏ bên ngoài. Dùng dao gọt thành từng miếng mỏng từ vỏ vào đến hết ruột. Cho tất cả vào bát rồi đổ mạch nha (mua ở hàng khô), cho vào hấp cách thủy từ 30 đến 45 phút. Lấy ra để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho bé uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc cho bé dễ uống.
Với tất cả các bài thuốc dân gian chữa ho trên, bạn nên cho bé uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều. Bế bé theo tư thế để đầu và cổ hơi cao so với bụng, tránh cho bé không bị trớ, nôn hoặc sặc. Khi cho bé uống, bạn nên dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn.
Đơn giản nhất là dùng vài lát gừng tươi chấm với một ít muối hoặc đường rồi ngậm để làm ấm họng, dịu cơn ho. Bạn cũng có thể ngậm gừng dưới dạng mứt.
Thạc sĩ Trần Văn Trễ, Trưởng khoa Dược, Viện Y dược dân tộc TP HCM, cho biết, gừng tính ấm, có tác dụng chữa các chứng ho do nhiễm khuẩn. Ngoài vị thuốc này, trong dân gian có rất nhiều biện pháp chữa ho đơn giản và hữu hiệu khác từ thảo dược.
Gừng chữa ho rất tốt. Ảnh: Corbis.
Quả quất (tắc): Theo Đông y, quả quất vị chua, tính ấm, giàu vitamin C, tinh dầu, có tác dụng tiêu đàm, trị ho. Bạn có thể lấy quả quất chín, hoa hồng bạch, hạt chanh, mỗi thứ 10 gr rửa sạch, đem hấp cùng với một chút mật ong, nghiền nát, chắt lấy nước uống.
Hẹ: Lá hẹ khi nấu chín có tính ấm, để tươi mang tính nhiệt, vị cay, có tác dụng tán độc, lưu thông khí huyết, chữa ho và hen suyễn. Đối với trẻ em, lấy 250 gr hẹ và 25 gr gừng tươi, cho thêm ít đường, hấp chín, ăn luôn cả cái lẫn nước. Còn đối với người lớn, lấy một nắm lá hẹ giã nát, vắt nước, cho vào vài hạt muối, uống mỗi ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần khoảng 5 ml.
Lá dâu tằm: Lá dâu vị đắng, tính lạnh, dùng chữa các bệnh cảm sốt, nhức đầu, đau mắt đỏ, ho, hâm hấp sốt. Để chữa chứng cảm mạo sốt nóng mới phát, nhức đầu, tắc mũi, khát, húng hắng ho, có thể dùng 10 gr lá dâu, 3 gr cam thảo, 3 gr bạc hà; hoa cúc, hạnh nhân, liên kiều, cát cánh mỗi thứ 5 gr, sắc lên uống.
Cam thảo: Trong y học cổ truyền, cam thảo được dùng kết hợp với một số vị thuốc để làm long đờm, chữa ho khan, viêm họng, viêm phế quản. Nếu ho do lạnh, nhiều đàm, có thể dùng bán hạ, quế tâm, cam thảo, nhân sâm mỗi thứ 8 gr, thược dược, tế tân, toàn phúc hoa, trần bì, cát cánh mỗi thứ 20 gr và xích phục linh 12 gr tán thành bột, mỗi ngày dùng 2 đến 3 lần, mỗi lần 12 gr cũng với nước gừng sắc, uống lúc còn ấm.
Thạc sĩ Trễ lưu ý, nếu có triệu chứng ho kéo dài, bệnh nhân cần đến khám tại bệnh viện chứ không nên tự ý điều trị.
Bảo An
CÂY HÚNG CHANH
Người xưa trong quá trình tìm kiếm thức ăn bằng cây cỏ, hoa quả, đã phát hiện dần dần công dụng chẳng những làm thức ăn ngon, no bụng mà còn có tác dụng tốt trong chăm sóc sức khỏe, trong phòng bệnh và trị bệnh. Qua kinh nghiệm dân gian cây cỏ nào có tác dụng bổ ích thì trồng làm thức ăn hàng ngày, lại có những loại cây cỏ vừa làm thức ăn lại vừa có công dụng trị bệnh thì trồng nhiều để làm thuốc.
Xin giới thiệu đến các bạn cây húng chanh, còn gọi là rau tần dày lá; rau thơm lông; dương tử tô.
* Tên khoa học: Coleus amboinicus Lour. Họ: Hoa môi (Lamiaceae).
* Thành phần hóa học: Lá chứa ít tinh dầu (0,05-0,12%). Trong tinh dầu có đến 65,2% các hợp chất Phenolic trong đó có Salicylat, Thymol - Carvacrol, Eugenol và Chavicol, còn có một chất màu đỏ là Colem.
Đông y: Tính vị quy kinh: Vị the cay và hơi chua, tính ấm không độc.
* Công dụng và chủ trị:
- Bổ phế trừ đàm, giải cảm, phát hãn, thông khí, giải độc.
- Trị các chứng ho: Ho, viêm hầu họng, nghẹt mũi miệng, đường ruột, sốt không ra mồ hôi, ho ra máu, chảy máu mũi, cổ họng khô rát, mất tiếng, nói khàn...
KINH NGHIỆM DÂN GIAN
* Lá húng chanh thái nhỏ ướp thịt cá làm gia vị và để nguyên lá chấm xì dầu ăn cơm, hoặc trộn chung với các loại rau thường dùng trong bữa ăn.
* Lá tươi đâm nhỏ cho vào ít giấm hoặc rượu thoa khắp mình trẻ em khi bị sốt cao do bị cảm nắng hay nhiễm nước.
* Viêm họng, tắc tiếng, nôn ói, ăn khó tiêu bụng đầy chướng... lấy lá tươi rửa sạch nhai nhuyễn nuốt cả nước lẫn xác.
* Trùng thú cắn (ong đốt, bò cạp, rết...), lấy lá tươi nhai nuốt lấy nước, xác đắp lên chỗ vết thương.
* Đau bụng, ói mữa, dùng lá tươi 40g (hoặc lá khô 20g) sắc uống.
CÁC BÀI THUỐC KINH NGHIỆM:
Ho nhiệt, ho ra máu, ho lâu ngày, viêm họng, tắc tiếng.
Bài thuốc: Lá húng chanh tươi + 20g rửa sạch thái nhỏ + Đường phèn 20g.
Cho 2 thứ vào bát, chưng cách thủy; xong chắt lấy nước, cho uống từ từ. Xác có thể ăn được hoặc ngậm nút lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần, liên tục 3-5 ngày.
Cách thứ 2: Dược liệu và cách chế biến như trên, nhưng không chưng cách thủy, chỉ để nguyên bát thuốc, tối đem ra lấy sương ngoài trời, khoảng 2-3 giờ khuya người nhà ra lấy vào cho bệnh nhân uống từ từ (bệnh nhân nằm tại chỗ).
Ho lâu ngày, lî ra máu
Bài thuốc: Húng chanh lá tươi 20-40g rửa sạch thái nhỏ + Trứng gà 1-2 quả, đập lấy tròng đỏ.
Cho 2 thứ vào bát trộn đều, chưng cách thủy.
Người lớn ăn 2 lần trong ngày. Trẻ em tùy tuổi chia cho ăn nhiều lần.
Cảm, ho, đau đầu, vai gáy đau, chảy nước mũi, miệng đắng, sốt không có mồ hôi...
Bài thuốc: Húng chanh lá tươi 40-60g, rửa sạch bầm nhỏ, cho rượu trắng vào vừa xấp, trộn đều, đậy kín.
Nấu nồi nước xông cho thật sôi, khi nước sôi độ 2 phút mới cho bát húng chanh vào, đậy kín nắp nồi, nấu lại độ 2 phút (nước bắt đầu sôi lại) đem cho bệnh nhân xông, khi xông phải phủ chăn kín, mồ hôi ra phải lau sạch, thay đồ khác phải khô sạch.
Chú ý: Không nên mặc lại đồ đã bị thắm mồ hôi và khi thay đồ phải nơi kín gió.
Nồi xông chỉ dùng cho người lớn; Dùng cho trẻ em dễ bị bỏng.
NUÔI TRỒNG
Cây húng chanh là vị thuốc nên trồng. Ở nông thôn nhà nhà đều trồng. Là loại cây rất dễ trồng, trồng bằng cành cắm vào đất thì sống ngay, phát triển rất nhanh.
Cây húng chanh cao từ 20-50cm, lá mọc đối mọng nước có lông mịn nhám, hình bầu dục, dày, cứng, giòn màu xanh lục nhạt, có hoa nhỏ màu tím hồng xen quả tròn màu nâu trông đẹp mắt, mùi thơm dịu như mùi chanh. Đất trồng có pha cát, cây sống lâu. Mùa hoa quả vào tháng 3-6. Loại cây trồng vừa chơi kiểng vừa thuốc trị và rau ăn.
TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY HÚNG CHANH
Là cây thân thảo, mọng nước, sống lâu năm, được nhân dân trồng làm cảnh và làm thuốc. Còn có tên gọi rau thơm lông, rau tần lá dày (miền Nam), dương tử tô.
Một số bài thuốc nam thường dùng trong dân gian từ cây húng chanh:
1.
Chữa cảm cúm, cảm sốt, nóng rét, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm: húng chanh 15-20g giã vắt lấy nước cốt uống, hoặc thêm gừng, hành, mỗi vị 12g cùng sắc uống và xông cho ra mồ hôi.
2.
Chữa sốt cao không ra mồ hôi: húng chanh 20g, lá tía tô 15g, gừng tươi 5g cắt lát mỏng, cam thảo đất 15g. Sắc uống nóng cho ra mồ hôi.
3.
Chữa ho, viêm họng: hái vài lá nhai, ngậm, nuốt nước.
4.
Chữa viêm họng, viêm thanh quản: húng chanh 20g, kim ngân hoa 15g, sài đất 15g, củ giẻ quạt 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống ngày một thang.
5.
Chữa chảy máu cam: húng chanh 20g, lá trắc bá sao đen 15g, hoa hòe sao đen 10g, cam thảo đất 15g. Sắc uống ngày một thang. Lá húng chanh đem vò nát, nhét vào bên mũi chảy máu.
6.
Chữa ho: húng chanh 10g, lá chanh 5g, vỏ quýt 5g, gừng tươi 3g, đường phèn 10g. Sắc uống ngày một thang.
7.
Chữa ong đốt sinh đau nhức: húng chanh 20g, muối ăn vài hạt, tất cả đem giã nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước bã đắp vào chỗ ong đốt.
8.
Chữa dị ứng nổi mề đay: lá húng chanh nhai nuốt nước, bã thì đắp hay xoa xát.
Húng chanh cây đẹp quá chừng,
Món ăn gia vị xin đừng lãng quên.
Lá xanh hoa nhỏ tím hồng,
Vừa trồng chơi kiểng, vừa làm rau ăn.
Phải chăng chữa lî rất hay,
Trừ ho, giải cảm, xưa nay thường dùng.
Lương y TRẨN KHIẾT
Giảng viên Đại học Y dược TPHCM
Tham khảo "Từ điển Bách khoa Dược học"
Có thể tham khảo thêm tại đây:
Bộ Y Tế
Thông tin Y Dược Việt Nam hoặc tại mục Tác dụng chữa bệnh của cây húng Chanh
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng quất:
- Cảm mạo: Lá quất 30 gam, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, hòa đường vừa đủ, uống lúc nóng.
- Nôn mửa: Vỏ quất, gừng tươi, đốt nung mỗi thứ 9 gam, sắc uống.
- Nghẹn: Vỏ quất 20 gam, sấy khô, tán thành bột, sắc uống nóng.
- Sa nang sưng đau: Rễ quất 15-16 gam, sắc uống.
- Ho nhiều đờm: Quất 5 quả, đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy, ngày ăn 2 lần, liền trong 3 ngày.
- Đau chướng bụng: Quất tươi ăn liền 10 quả lúc đói.
- Ho gà trẻ em: Quất 10 gam, gừng tươi 6 gam, thiên trúc hoàng 6 gam, sắc uống, mỗi ngày 1 lần.
Đơn giản nhất là dùng vài lát gừng tươi chấm với một ít muối hoặc đường rồi ngậm để làm ấm họng, dịu cơn ho. Bạn cũng có thể ngậm gừng dưới dạng mứt.
Thạc sĩ Trần Văn Trễ, Trưởng khoa Dược, Viện Y dược dân tộc TP HCM, cho biết, gừng tính ấm, có tác dụng chữa các chứng ho do nhiễm khuẩn. Ngoài vị thuốc này, trong dân gian có rất nhiều biện pháp chữa ho đơn giản và hữu hiệu khác từ thảo dược.
Gừng chữa ho rất tốt. Ảnh: Corbis.
Quả quất (tắc): Theo Đông y, quả quất vị chua, tính ấm, giàu vitamin C, tinh dầu, có tác dụng tiêu đàm, trị ho. Bạn có thể lấy quả quất chín, hoa hồng bạch, hạt chanh, mỗi thứ 10 gr rửa sạch, đem hấp cùng với một chút mật ong, nghiền nát, chắt lấy nước uống.
Hẹ: Lá hẹ khi nấu chín có tính ấm, để tươi mang tính nhiệt, vị cay, có tác dụng tán độc, lưu thông khí huyết, chữa ho và hen suyễn. Đối với trẻ em, lấy 250 gr hẹ và 25 gr gừng tươi, cho thêm ít đường, hấp chín, ăn luôn cả cái lẫn nước. Còn đối với người lớn, lấy một nắm lá hẹ giã nát, vắt nước, cho vào vài hạt muối, uống mỗi ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần khoảng 5 ml.
Lá dâu tằm: Lá dâu vị đắng, tính lạnh, dùng chữa các bệnh cảm sốt, nhức đầu, đau mắt đỏ, ho, hâm hấp sốt. Để chữa chứng cảm mạo sốt nóng mới phát, nhức đầu, tắc mũi, khát, húng hắng ho, có thể dùng 10 gr lá dâu, 3 gr cam thảo, 3 gr bạc hà; hoa cúc, hạnh nhân, liên kiều, cát cánh mỗi thứ 5 gr, sắc lên uống.
Cam thảo: Trong y học cổ truyền, cam thảo được dùng kết hợp với một số vị thuốc để làm long đờm, chữa ho khan, viêm họng, viêm phế quản. Nếu ho do lạnh, nhiều đàm, có thể dùng bán hạ, quế tâm, cam thảo, nhân sâm mỗi thứ 8 gr, thược dược, tế tân, toàn phúc hoa, trần bì, cát cánh mỗi thứ 20 gr và xích phục linh 12 gr tán thành bột, mỗi ngày dùng 2 đến 3 lần, mỗi lần 12 gr cũng với nước gừng sắc, uống lúc còn ấm.
Thạc sĩ Trễ lưu ý, nếu có triệu chứng ho kéo dài, bệnh nhân cần đến khám tại bệnh viện chứ không nên tự ý điều trị.
Bảo An
CÂY HÚNG CHANH
Người xưa trong quá trình tìm kiếm thức ăn bằng cây cỏ, hoa quả, đã phát hiện dần dần công dụng chẳng những làm thức ăn ngon, no bụng mà còn có tác dụng tốt trong chăm sóc sức khỏe, trong phòng bệnh và trị bệnh. Qua kinh nghiệm dân gian cây cỏ nào có tác dụng bổ ích thì trồng làm thức ăn hàng ngày, lại có những loại cây cỏ vừa làm thức ăn lại vừa có công dụng trị bệnh thì trồng nhiều để làm thuốc.
Xin giới thiệu đến các bạn cây húng chanh, còn gọi là rau tần dày lá; rau thơm lông; dương tử tô.
* Tên khoa học: Coleus amboinicus Lour. Họ: Hoa môi (Lamiaceae).
* Thành phần hóa học: Lá chứa ít tinh dầu (0,05-0,12%). Trong tinh dầu có đến 65,2% các hợp chất Phenolic trong đó có Salicylat, Thymol - Carvacrol, Eugenol và Chavicol, còn có một chất màu đỏ là Colem.
Đông y: Tính vị quy kinh: Vị the cay và hơi chua, tính ấm không độc.
* Công dụng và chủ trị:
- Bổ phế trừ đàm, giải cảm, phát hãn, thông khí, giải độc.
- Trị các chứng ho: Ho, viêm hầu họng, nghẹt mũi miệng, đường ruột, sốt không ra mồ hôi, ho ra máu, chảy máu mũi, cổ họng khô rát, mất tiếng, nói khàn...
KINH NGHIỆM DÂN GIAN
* Lá húng chanh thái nhỏ ướp thịt cá làm gia vị và để nguyên lá chấm xì dầu ăn cơm, hoặc trộn chung với các loại rau thường dùng trong bữa ăn.
* Lá tươi đâm nhỏ cho vào ít giấm hoặc rượu thoa khắp mình trẻ em khi bị sốt cao do bị cảm nắng hay nhiễm nước.
* Viêm họng, tắc tiếng, nôn ói, ăn khó tiêu bụng đầy chướng... lấy lá tươi rửa sạch nhai nhuyễn nuốt cả nước lẫn xác.
* Trùng thú cắn (ong đốt, bò cạp, rết...), lấy lá tươi nhai nuốt lấy nước, xác đắp lên chỗ vết thương.
* Đau bụng, ói mữa, dùng lá tươi 40g (hoặc lá khô 20g) sắc uống.
CÁC BÀI THUỐC KINH NGHIỆM:
Ho nhiệt, ho ra máu, ho lâu ngày, viêm họng, tắc tiếng.
Bài thuốc: Lá húng chanh tươi + 20g rửa sạch thái nhỏ + Đường phèn 20g.
Cho 2 thứ vào bát, chưng cách thủy; xong chắt lấy nước, cho uống từ từ. Xác có thể ăn được hoặc ngậm nút lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần, liên tục 3-5 ngày.
Cách thứ 2: Dược liệu và cách chế biến như trên, nhưng không chưng cách thủy, chỉ để nguyên bát thuốc, tối đem ra lấy sương ngoài trời, khoảng 2-3 giờ khuya người nhà ra lấy vào cho bệnh nhân uống từ từ (bệnh nhân nằm tại chỗ).
Ho lâu ngày, lî ra máu
Bài thuốc: Húng chanh lá tươi 20-40g rửa sạch thái nhỏ + Trứng gà 1-2 quả, đập lấy tròng đỏ.
Cho 2 thứ vào bát trộn đều, chưng cách thủy.
Người lớn ăn 2 lần trong ngày. Trẻ em tùy tuổi chia cho ăn nhiều lần.
Cảm, ho, đau đầu, vai gáy đau, chảy nước mũi, miệng đắng, sốt không có mồ hôi...
Bài thuốc: Húng chanh lá tươi 40-60g, rửa sạch bầm nhỏ, cho rượu trắng vào vừa xấp, trộn đều, đậy kín.
Nấu nồi nước xông cho thật sôi, khi nước sôi độ 2 phút mới cho bát húng chanh vào, đậy kín nắp nồi, nấu lại độ 2 phút (nước bắt đầu sôi lại) đem cho bệnh nhân xông, khi xông phải phủ chăn kín, mồ hôi ra phải lau sạch, thay đồ khác phải khô sạch.
Chú ý: Không nên mặc lại đồ đã bị thắm mồ hôi và khi thay đồ phải nơi kín gió.
Nồi xông chỉ dùng cho người lớn; Dùng cho trẻ em dễ bị bỏng.
NUÔI TRỒNG
Cây húng chanh là vị thuốc nên trồng. Ở nông thôn nhà nhà đều trồng. Là loại cây rất dễ trồng, trồng bằng cành cắm vào đất thì sống ngay, phát triển rất nhanh.
Cây húng chanh cao từ 20-50cm, lá mọc đối mọng nước có lông mịn nhám, hình bầu dục, dày, cứng, giòn màu xanh lục nhạt, có hoa nhỏ màu tím hồng xen quả tròn màu nâu trông đẹp mắt, mùi thơm dịu như mùi chanh. Đất trồng có pha cát, cây sống lâu. Mùa hoa quả vào tháng 3-6. Loại cây trồng vừa chơi kiểng vừa thuốc trị và rau ăn.
TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY HÚNG CHANH
Là cây thân thảo, mọng nước, sống lâu năm, được nhân dân trồng làm cảnh và làm thuốc. Còn có tên gọi rau thơm lông, rau tần lá dày (miền Nam), dương tử tô.
Một số bài thuốc nam thường dùng trong dân gian từ cây húng chanh:
1.
Chữa cảm cúm, cảm sốt, nóng rét, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm: húng chanh 15-20g giã vắt lấy nước cốt uống, hoặc thêm gừng, hành, mỗi vị 12g cùng sắc uống và xông cho ra mồ hôi.
2.
Chữa sốt cao không ra mồ hôi: húng chanh 20g, lá tía tô 15g, gừng tươi 5g cắt lát mỏng, cam thảo đất 15g. Sắc uống nóng cho ra mồ hôi.
3.
Chữa ho, viêm họng: hái vài lá nhai, ngậm, nuốt nước.
4.
Chữa viêm họng, viêm thanh quản: húng chanh 20g, kim ngân hoa 15g, sài đất 15g, củ giẻ quạt 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống ngày một thang.
5.
Chữa chảy máu cam: húng chanh 20g, lá trắc bá sao đen 15g, hoa hòe sao đen 10g, cam thảo đất 15g. Sắc uống ngày một thang. Lá húng chanh đem vò nát, nhét vào bên mũi chảy máu.
6.
Chữa ho: húng chanh 10g, lá chanh 5g, vỏ quýt 5g, gừng tươi 3g, đường phèn 10g. Sắc uống ngày một thang.
7.
Chữa ong đốt sinh đau nhức: húng chanh 20g, muối ăn vài hạt, tất cả đem giã nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước bã đắp vào chỗ ong đốt.
8.
Chữa dị ứng nổi mề đay: lá húng chanh nhai nuốt nước, bã thì đắp hay xoa xát.
Húng chanh cây đẹp quá chừng,
Món ăn gia vị xin đừng lãng quên.
Lá xanh hoa nhỏ tím hồng,
Vừa trồng chơi kiểng, vừa làm rau ăn.
Phải chăng chữa lî rất hay,
Trừ ho, giải cảm, xưa nay thường dùng.
Lương y TRẨN KHIẾT
Giảng viên Đại học Y dược TPHCM
Tham khảo "Từ điển Bách khoa Dược học"
Có thể tham khảo thêm tại đây:
Bộ Y Tế
Thông tin Y Dược Việt Nam hoặc tại mục Tác dụng chữa bệnh của cây húng Chanh
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng quất:
- Cảm mạo: Lá quất 30 gam, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, hòa đường vừa đủ, uống lúc nóng.
- Nôn mửa: Vỏ quất, gừng tươi, đốt nung mỗi thứ 9 gam, sắc uống.
- Nghẹn: Vỏ quất 20 gam, sấy khô, tán thành bột, sắc uống nóng.
- Sa nang sưng đau: Rễ quất 15-16 gam, sắc uống.
- Ho nhiều đờm: Quất 5 quả, đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy, ngày ăn 2 lần, liền trong 3 ngày.
- Đau chướng bụng: Quất tươi ăn liền 10 quả lúc đói.
- Ho gà trẻ em: Quất 10 gam, gừng tươi 6 gam, thiên trúc hoàng 6 gam, sắc uống, mỗi ngày 1 lần.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét